Dân tộc Pà Thẻn, một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam
10/12/2019 | 07:04Dân tộc Pà Thẻn là một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam
Tên gọi khác: Mèo Lài, Mèo Hoa, Mèo Ðỏ, Bát tiên tộc
Nhóm ngôn ngữ: Mông - Dao
Địa bàn cư trú tập trung các tỉnh: Tuyên Quang, Hà Giang
Dân số (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009): 6.811 người
1. Truyền thống
- Tiếng nói: Tiếng Pà Thẻn
- Chữ viết: Chữ Pà Thẻn chỉ là ký hiệu, tượng hình
- Đặc điểm sinh kế: Làm nương rẫy; Hái lượm chủ yếu
- Nghề truyền thống: Nghề dệt thổ cẩm
- Ẩm thực: Bánh sừng trâu, cơm ngũ sắc, noãn cọ-mây, cá sông nướng, thịt trâu - heo muối khô
- Trang phục: Nữ áo, váy, khăn trong và khăn ngoài, màu sắc rất sặc sỡ.
- Nhà cửa: Nhà sàn, nhà nền đất, nửa sàn nửa nền đất
- Văn học, nghệ thuật (dân ca, dân vũ, dân nhạc, trò chơi dân gian…): Dân ca, dân vũ phong phú; Nhạc cụ chiêng, khèn bầu, sáo, tù
- Lễ hội tiêu biểu: Lễ hội nhảy lửa; kéo chày; cầu mưa; Lễ tết
- Hôn nhân: Cấm nội tộc hôn; Không có đa thê
- Tang ma: Khi cha mẹ chết, con gái không phải mang lễ vật đến, lễ vật do con cháu họ hàng thân thích đóng góp để làm ma
- Tổ chức cộng đồng, gia đình: Sống quần cư thành làng bản (40-50 nóc nhà)
- Tục lệ, tín ngưỡng: Thờ cúng tổ tiên và có tín ngưỡng đa thần
2. Thực trạng và Xu hướng biến đổi
Ngôn ngữ và văn hóa gần với người Tày. Họ có nhiều tín ngưỡng và nghi lễ liên quan đến các ngành chăn nuôi và săn bắn. Họ thờ thần phù hộ cho những hoạt động đó.
Ngày nay, nạn cúng bái kiêng kị giảm dần, cuộc sống định canh, định cư đã làm cho các mặt của đồng bào được nâng cao.
Trước kia họ không biết chữ, nay đã có giáo viên cấp II là người Pà Thẻn.
3. Giải pháp
- Bảo tồn trang phục nữ. - Phát huy tính cố kết cộng đồng bằng việc tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ quần chúng.