Đắk Lắk bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch
21/12/2023 | 12:20Trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách, giải pháp để giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Năm 2023, du lịch cộng đồng đã có sự phát triển tích cực, góp phần vừa đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho địa phương, cho nhiều doanh nghiệp, vừa tạo sinh kế, tăng thu nhập cho cộng đồng dân tộc tham gia vào các chuỗi du lịch, chuyển đổi hình thức kinh tế.
.
Với 49 dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu trên vùng đất này. Ngoài những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc tại chỗ như Ê Đê, M’nông, Gia Rai… còn cósự hiện diện văn hóa của các dân tộc đến từ nhiều vùng miền trong cả nước như Mường, Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông... Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa và phong tục tập quán riêng tạo nên sựđa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.
Là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, niềm tựhào riêng có cho Đắk Lắk và Tây Nguyên là “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh có giátrị cao gắn liền với sự đa dạng bản sắc dân tộc với những giá trị độc đáo về kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc, văn hóa, lễ hội, ẩm thực… Các di sản văn hóa vật thể nổi tiếng như các loại nhạc cụ cồng chiêng, đàn đá, tre nứa, kiến trúc nhà dài, kiến trúc nhà mồ, công cụ lao động, dệt thổ cẩm, tạc tượng... thể hiện đời sống, sinh hoạt văn hóa và phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc chung sống trong khu vực Tây Nguyên.
Chính vì vậy, tỉnh Đắk Lắk đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách, giải pháp đểgiữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Tỉnh Đắk Lắk đã hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số thành lập những mô hình hoạt động thiết thực như các câu lạc bộ về dệt thổ cẩm, cồng chiêng, mở các lớp tập huấn, hướng dẫn truyền dạy nghề truyền thống, tặng các vật dụng liên quan phục vụ việc học cũng như sử dụng lâu dài…
Năm 2023 là năm khởi sắc đối với Du lịch Đắk Lắk, khi đón 1.160.000 lượt khách, đạt 110% so với kế hoạch, tăng 16% so cùng kỳ 2022 (trong đó khách trong nước ước đón 1.136.000 lượt, đạt 109% so với kế hoạch; khách quốc tế 30.000 lượt, đạt 201% so với kế hoạch). Đặc biệt về du lịch cộng đồng, từ thành công bước đầu của việc hỗ trợ phát triển buôn du lịch cộng đồng Akǒ Dhông (phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột), Sở VHTTDL tỉnh Đắk Lắk đã tiếp tục tham mưu UBND tỉnh nhân rộng, phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, hướng tới thúc đẩy thu hút du khách.
Trong năm 2023, tỉnh Đắk Lắk đã thẩm định hồ sơ thiết kế và hoàn thiện danh mục hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại buôn Kuốp (xã Dray Sáp, huyện Krông Ana) và buôn Trí (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn). Đây là hai buôn có số lượng đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, còn duy trì văn hóa truyền thống về biểu diễn nghệ thuật, các lễ hội của địa phương, có điểm tham quan du lịch về danh thắng, tìm hiểu lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng và có ẩm thực địa phương độc đáo. Bên cạnh đó, tổ chức khảo sát hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm du lịch tiêu biểu buôn Tơng Jú (xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột) và buôn Jun (thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk). Nhờ phát triển du lịch cộng đồng, Đắk Lắk nâng cao ý thức gìn giữ, phát huy, quảng bágiátrị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ gắn với phát triển du lịch của địa phương.
Theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025, HĐND tỉnh Đắk Lắk đã định hướng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh và cùng người dân các thôn, buôn chung tay bảo tồn và phát huy thế mạnh để xây dựng thành điểm đến du lịch cộng đồng, tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành và địa phương quan tâm hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch, công tác đào tạo tập huấn kỹ năng nghề du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, bảo vệ môi trường...
Theo Nghị quyết nói trên, các buôn được lựa chọn hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng sẽ được đầu tư lắp đặt hệ thống chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời tại trục đường chính vào buôn; hỗ trợ mua sắm máy vi tính, bàn ghế đặt máy vi tính và xây dựng trang thông tin điện tử du lịch cộng đồng của thôn, buôn; hỗ trợ xây dựng bãi đỗ xe chung có diện tích tối thiểu 200m2; hỗ trợ mỗi thôn, buôn đầu tư xây dựng một nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn theo quy định để phục vụ khách du lịch; hỗ trợ xây dựng, lắp đặt các biển chỉ dẫn, thuyết minh điểm đến để du khách thuận tiện đi lại, tìm hiểu thông tin; hỗ trợ cải tạo cảnh quan môi trường, vệ sinh; bồi dưỡng kỹ năng du lịch và xây dựng sản phẩm phục vụ du khách.
Sở VHTTDL tỉnh Đắk Lắk đang phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ đầu tư các hạng mục theo quy định về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch, công tác đào tạo tập huấn kỹ năng nghề du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, bảo vệ môi trường... đối với hai buôn được hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trong năm 2023. Bên cạnh đó, ngành Du lịch Đắk Lắk sẽ triển khai các hoạt động hỗ trợ hình thành tour/tuyến du lịch, thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch, nâng cao giátrị từ mô hình du lịch cộng đồng.
Trong năm 2024, Sở VHTTDL tỉnh Đắk Lắk tiếp tục tham mưu UBND tỉnh thực hiện hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại 2 buôn đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phục vụ du khách trong và ngoài nước khi đến Đắk Lắk. Bên cạnh đó, tiếp tục hỗ trợ các thôn, buôn phát triển du lịch cộng đồng lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia và các Chương trình, kế hoạch khác của tỉnh.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, Sở VHTTDL tỉnh Đắk Lắk đã hoàn thiện hồ sơ dựán hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số triển khai thực hiện trong giai đoạn 2024-2025 tại buôn Tơng Ju, (xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột) và buôn Jun (thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk). Ngoài ra hỗ trợ người dân tại các thôn, buôn tham gia đào tạo hướng dẫn về kỹ năng nghề, kỹ năng mềm phục vụ du lịch tại các điểm đến và tổ chức học hỏi kinh nghiệm mô hình du lịch nông thôn tại các tỉnh phía Bắc.
Triển khai thực hiện Đề án Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, Sở VHTTDL tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức 3 lớp tập huấn với sựtham gia của 120 học viên (Lớp phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức làng nghề, nghề truyền thống và sản phẩm OCOP; Lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ phục vụ khách du lịch tham quan các làng nghề, nghề truyền thống và sản phẩm OCOP; Lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ phục vụ khách du lịch tham quan các làng nghề, nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tại huyện Lắk và Buôn Đôn).
Triển khai Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 1/3/2022 của UBND tỉnh Đắk Lắk về "Bảo tồn, phát huy giátrị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2022-2025. Kế hoạch nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới và miền núi; thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Xây dựng sản phẩm văn hóa đặc trưng gắn với phát triển du lịch “Đắk Lắk - Điểm đến an toàn, thân thiện, đậm đà bản sắc Văn hóa Tây Nguyên”, thu hút và đáp ứng nhu cầu du khách trong nước và quốc tế./.