Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Công bố logo Festival văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018.

08/11/2018 | 16:00

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành quyết định công nhận và phát hành logo Festival văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018.

Logo chính thức của Festival cồng chiêng Tây Nguyên 2018. Ảnh: Minh Châu/Báo Gia Lai

Theo đó, Logo mang màu đỏ chủ đạo, là màu đất đỏ bazan, màu của sự vui vẻ, mạnh mẽ. Hình tròn là biểu tượng cho mặt cồng chiêng, trống tượng trưng cho sự năng động, trường tồn. Chính giữa là núm chiêng và hình mặt trời 8 cánh đặc trưng của Tây Nguyên. Bên ngoài là hình ảnh mái nhà rông đặc thù của Gia Lai, cùng với các vòng tròn biểu thị sự lan tỏa của "Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên".

Logo Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên sẽ được sử dụng trong tất cả các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, phục vụ các nhiệm vụ, sự kiện văn hóa, du lịch, các lễ hội cồng chiêng của tỉnh Gia Lai và thuộc quyền sở hữu của tỉnh.

Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018 sẽ chính thức được tổ chức từ 30/11 đến 2/12, với sự tham gia của 5 tỉnh Tây Nguyên và các cơ quan của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Lễ khai mạc Festival được tổ chức vào lúc 20 giờ ngày 30/11/2018 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết. Chương trình khai mạc sẽ gồm 02 phần chính là phần lễ và chương trình nghệ thuật. Ở phần nghệ thuật có 03 chương: Huyền thoại đất và Người Gia Lai (gồm các cảnh diễn: Đến với cao nguyên, Thơ múa Vũ điệu lửa, Gia Lai miền quê huyền thoại, Thiên nhiên cao nguyên); Cồng chiêng và lễ hội dân gian Tây Nguyên (gồm các cảnh diễn: Trình diễn nghệ thuật cồng chiêng, Tây Nguyên tưng bừng mở hội, Nghệ thuật hát dân ca truyền thống, Sức sống đại ngàn); Cồng chiêng Tây Nguyên nhịp nối những trái tim (gồm các tiết mục âm vang cồng chiêng, tản mạn cao nguyên và chào Festival).

Ngoài ra, trong khuôn khổ Festival cồng chiêng Tây Nguyên, còn có các hoạt động: Lễ hội đường phố; Ngày văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống của tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Kon Tum; Trình diễn nghệ thuật chỉnh chiêng; Trình diễn nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian, đan lát, dệt thổ cẩm; Diễn xướng sử thi, hát dân ca; Triển lãm ảnh về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên…

Bên cạnh đó, tỉnh Gia Lai cũng tổ chức Lễ khánh thành Quốc môn tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, huyện Đức Cơ; chương trình Cà phê đường phố diễn ra trên các tuyến phố chính thành phố Pleiku; chương trình ẩm thực Tây Nguyên và ẩm thực ba miền kết hợp vinh danh, giới thiệu đặc sản địa phương như phở khô, bò một nắng, mật ong rừng, tiêu Chư Sê, gạo Phú Thiện…

Minh Huyền (t/h)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×