Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Chuyện ghi ở "trái tim" du lịch Quảng Bình: Bài 3 - Hướng tới một trung tâm du lịch mạo hiểm của châu Á

28/09/2022 | 08:32

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với nguồn tài nguyên vô tận trở thành nơi chú ý của các doanh nghiệp làm du lịch trong nước và quốc tế. Với hơn 300 hang động lớn nhỏ đã được phát hiện và đưa vào khai thác mang lại sự thay đổi về kinh tế xã hội của khu vực này nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung. Điều đó khẳng định những quyết sách đúng đắn mà Đảng bộ tỉnh Quảng Bình chỉ đạo trong việc đưa ngành Du lịch Quảng Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới…

Bài 3: Đánh thức nguồn tài nguyên du lịch vô tận - Ảnh 2.

Tuyệt tác của thiên nhiên dưới lòng đất được hình thành trong núi đá vôi ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (Ảnh TG)

"Quảng Bình - địa phương được mệnh danh là "vương quốc hang động" bởi vì ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có chứa rất nhiều hang động kỳ vĩ được thế giới biết đến như hang Sơn Đoòng, Động Thiên Đường, Động Phong Nha. Hiện nay, Quảng Bình mới chỉ phát hiện hơn 300 hang động lớn nhỏ, nhưng đã có rất nhiều mô hình du lịch mạo hiểm, khám phá và các mô hình du lịch khác được hình thành từ đó chúng tôi kỳ vọng trong tương lai Quảng Bình sẽ trở thành Trung tâm du lịch mạo hiểm của Châu Á bằng việc khai thác du lịch ở chính nguồn tài nguyên vô tận này"… ông Hồ An Phong, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình chia sẻ.

 Chuyện ghi ở "trái tim" du lịch Quảng Bình: Trung tâm du lịch của châu Á- một tương lai không xa - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Ngọc Quý, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình khẳng định: Để thích ứng với vận hội mới và thời cơ mới, tiếp tục khẳng định thương hiệu "Điểm đến thiên nhiên, hấp dẫn và khác biệt" một trong những nơi đáng trải nghiệm nhất tại Việt Nam. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Bình luôn đồng hành, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất các nhà đầu tư, doanh nghiệp du lịch phát triển. Như thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ, phục hồi phát triển kinh tế của Quốc hội, Chính phủ và một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình…

 Chuyện ghi ở "trái tim" du lịch Quảng Bình: Trung tâm du lịch của châu Á- một tương lai không xa - Ảnh 3.

Mặc dù, ngành Du lịch tỉnh Quảng Bình phải đối diện không ít những khó khăn trong gần 10 năm trở lại đây nhưng chính sự quyết tâm của toàn tỉnh đã thúc đẩy ngành Du lịch vượt qua "giông bão" để phát triển. Còn nhớ năm 2016 khi ngành Du lịch Quảng Bình vừa được thành lập, sự cố môi trường biển đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Bình khi vào mùa du lịch nhưng những tour tuyến đã được đặt sẵn phần lớn đã bị huỷ, những nhà hàng, khách sạn ven biển vắng bóng khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng. Tình hình đó khiến không ít doanh nghiệp làm du lịch điêu đứng.

Bài 3: Đánh thức nguồn tài nguyên du lịch vô tận - Ảnh 3.

Du khách được giới thiệu quá trình tạo nên thạch nhũ trong hang động (Ảnh TG)

Hai năm sau khi xảy ra sự cố môi trường biển, khoảng thời gian không dài nhưng ngành du lịch tỉnh Quảng Bình đã thay đổi khá rõ rệt khi hình ảnh của "trái tim" du lịch Quảng Bình được cả thế giới biết đến thông qua những hoạt động xúc tiến đầu tư ở trong nước và quốc tế đặc biệt là các thị trường đầy tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, các nước châu Âu, châu Mỹ… Du lịch Quảng Bình ghi dấu ấn bằng những con số tích cực với 19,7 triệu lượt khách, tổng doanh thu từ du lịch đạt 19.200 tỷ đồng trong giai đoạn 2016-2020.

Chưa kịp vui vì khách du lịch quốc tế chú ý đến Quảng Bình thì Quảng Bình lần nữa "đóng băng" ngành du lịch bởi dịch bệnh Covid-19 hoành hành. Những điểm đến, những bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp hay những cơ sở lưu trú không một bóng khách tìm đến lần nữa đẩy ngành du lịch Quảng Bình vào một thế khó đỡ và dự báo sẽ sụp đổ khi nguồn nhân lực du lịch buộc phải rời bỏ ngành để tìm kế mưu sinh trong giai đoạn khó khăn này.

Bài 3: Đánh thức nguồn tài nguyên du lịch vô tận - Ảnh 5.

Du khách nghỉ lại đêm trong hang động giữa rừng nguyên sinh Phong Nha - Kẻ Bàng (Ảnh TG)

Không khuất phục trước khó khăn, ngành du lịch Quảng Bình tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ du lịch; tổ chức các sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch sôi động, hấp dẫn; đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch tới các thị trường trọng điểm trong nước và quốc tế với nội dung được chuyên biệt hóa cho từng phân khúc thị trường; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ phát triển du lịch; ứng dụng khoa học công nghệ và triển khai chuyển đổi số trong du lịch; nâng cao chất lượng nhân lực du lịch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, cải cách hành chính...

 Chuyện ghi ở "trái tim" du lịch Quảng Bình: Trung tâm du lịch của châu Á- một tương lai không xa - Ảnh 6.

Clip giới thiệu về điểm đến VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (Clip do Sở Du lịch Quảng Bình cung cấp)

Ngày 14/04/2022, hang Sơn Đoòng được giới thiệu trên trang chủ Google tại 18 quốc gia và vùng lãnh thổ với quy mô tiếp cận hơn 500 triệu lượt người. Đồng thời sự kiện này cũng được báo chí, truyền hình trong nước và quốc tế truyền thông sâu rộng…

Sự nỗ lực của ngành Du lịch trong việc tuyên truyền quảng bá lần nữa khẳng định khi Quảng Bình đã được các tổ chức, tạp chí trong nước và quốc tế tiếp tục đánh giá cao: Quảng Bình xếp thứ 7 trong Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam (VTCI) năm 2021; Phong Nha - Kẻ Bàng được AFAR (Mỹ) vinh danh là 01 trong 39 điểm đến của thế giới năm 2022, hang Sơn Đoòng được CN Traveller vinh danh là một trong bẩy kỳ quan thế giới năm 2022.

 Chuyện ghi ở "trái tim" du lịch Quảng Bình: Trung tâm du lịch của châu Á- một tương lai không xa - Ảnh 9.

Đến thời điểm này có thể khẳng định, Du lịch Quảng Bình đã thực sự trở lại sau dịch bệnh Covid-19 với những con số ấn tượng. Tính chung 8 tháng năm 2022, tổng số khách du lịch ước đạt gần 1.250.000 lượt khách, tăng gần 129% so với cùng kỳ năm 2021, khách quốc tế ước tính đạt gần 16.200 lượt, tăng hơn 300%. Tổng thu từ khách du lịch từ đầu năm đến nay ước tính đạt 1.430 tỷ đồng, tăng 139%. Điều này khẳng định sự nhanh nhạy, kịp thời, những quyết sách, chỉ thị ban hành vào đúng thời điểm đã giúp du lịch Quảng Bình vượt "giông bão" và đi đúng hướng tạo đà để phục hồi hoàn toàn ngành Du lịch.

Bài 3: Đánh thức nguồn tài nguyên du lịch vô tận - Ảnh 8.

Thạch nhũ tuyệt đẹp trong Động Thiên Đường

 Chuyện ghi ở "trái tim" du lịch Quảng Bình: Trung tâm du lịch của châu Á- một tương lai không xa - Ảnh 11.

Với những gì mà ngành Du lịch Quảng Bình đạt được trong thời gian qua nói chung và kể từ ngày mở cửa thị trường du lịch (tháng 3/2022) nói riêng một lần nữa khẳng định những hướng đi đúng đắn, sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo tỉnh thông qua những quyết sách đúng đắn để đưa ngành du lịch trở lại đúng với quỹ đạo phát triển được Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đặt ra.

Theo đó, Tỉnh ủy Quảng Bình đã đề ra chương trình hành động số 01-CTr/TU của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch, đưa ngành Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giai đoạn 2021-2025 với thông điệp "Phát triển du lịch là trách nhiệm của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị tỉnh, đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp ủy, sự quản lý thống nhất của chính quyền các cấp, phát huy mạnh mẽ vai trò của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư". Với quyết sách này, khi phát triển du lịch trở thành nhiệm vụ chung của toàn xã hội, mỗi cấp ngành, địa phương và doanh nghiệp không thể khoanh tay, đứng ngoài cuộc.

Bài 3: Đánh thức nguồn tài nguyên du lịch vô tận - Ảnh 10.

Du khách khám phá điểm du lịch sinh thái Blue Dinamo tại Phong Nha - Kẻ Bàng vừa đưa vào sử dụng

Ông Lê Công Toán, Bí thư Huyện ủy huyện Bố Trạch chia sẻ: Cụ thể hóa chương trình hành động của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, sau hơn 1 năm thực hiện Huyện ủy Bố Trạch đã triển khai quyết liệt thực hiện và cho thấy sự thay đổi rõ rệt ở "trái tim" du lịch Quảng Bình. Việc phát triển du lịch đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, tạo việc làm cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững. Nhận thức về du lịch của cộng đồng dân cư được nâng lên, nhất là trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên, môi trường kinh doanh và phục vụ du lịch được bảo đảm an toàn, lành mạnh.

 Chuyện ghi ở "trái tim" du lịch Quảng Bình: Trung tâm du lịch của châu Á- một tương lai không xa - Ảnh 13.

Các sản phẩm du lịch được đa dạng hóa trên cơ sở tiếp tục phát huy thế mạnh du lịch ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, du lịch sinh thái gắn với hoạt động bảo tồn; du lịch văn hóa - lịch sử; du lịch mạo hiểm. Đặc biệt, loại hình du lịch cộng đồng homestay, farmstay phát triển mạnh với hơn 100 nhà nghỉ cộng đồng hoạt động kinh doanh lưu trú trên địa bàn. Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của du khách.

Nhìn chung, trong điều kiện còn khó khăn, nhất là ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, dịch bệnh Covid-19 nhưng du lịch Bố Trạch vẫn có những bước phát triển đột phá đáng kể: Lượng khách đến với Bố Trạch giai đoạn từ 2016-2020 đã có sự tăng trưởng, kể cả khách nội địa và khách quốc tế; đã đón gần 4 triệu lượt khách đến du lịch; tổng doanh thu du lịch đạt 1.132 tỷ đồng, tăng bình quân hằng năm 9,7%... ông Lê Công Toán khẳng định.

Bài 3: Đánh thức nguồn tài nguyên du lịch vô tận - Ảnh 12.

Khám phá hang động Bi Ký nằm sâu trong Động Phong Nha

Có thể khẳng định rằng, sau gần 20 năm kể từ khi đón nhận Bằng công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, diện mạo của VQG-PNKB đã có nhiều thay đổi và trở thành "trái tim" du lịch Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung khi mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến tham quan, khám phá và nghỉ dưỡng ở nơi đây. Trong khoảng thời gian chuyển mình đó, những Đảng viên, cán bộ chính quyền địa phương đã nỗ lực không ngừng để làm thay đổi nhận thức của người dân và hướng đến sự phát triển kinh tế khi lựa chọn những phương án khai thác về du lịch để xóa đói giảm nghèo và làm giàu trên chính quê hương của mình…

Nhóm PV

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×