Văn hóa doanh nghiệp

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Câu chuyện gìn giữ và lan tỏa văn hóa qua góc nhìn của họa sĩ trẻ

01/04/2025 | 14:56

Huế – mảnh đất cố đô không chỉ là nơi lưu giữ những di sản kiến trúc cổ kính mà còn là cái nôi của văn hóa, nghệ thuật và thủ công truyền thống. Qua bao thăng trầm của thời gian, vẻ đẹp tinh tế và bản sắc Huế vẫn được gìn giữ bởi những nghệ nhân làng nghề và thế hệ trẻ đam mê sáng tạo.

Từ lâu, những làng nghề truyền thống như thêu, làm nón lá, hoa Thanh Tiên hay tranh làng Sình đã là niềm tự hào của Huế. Những nghệ nhân với bàn tay khéo léo và tâm huyết vẫn ngày đêm duy trì các kỹ thuật tinh xảo, truyền dạy cho thế hệ sau với mong muốn giữ gìn và phát triển những giá trị cốt lõi. Tuy nhiên, trong dòng chảy của hiện đại hóa, việc lan tỏa những giá trị này đến giới trẻ theo một cách gần gũi, dễ tiếp cận hơn luôn là một bài toán đầy thách thức.

Câu chuyện gìn giữ và lan tỏa văn hóa qua góc nhìn của họa sĩ trẻ - Ảnh 1.

Hai họa sĩ trẻ Lê Trọng Hoàng và Lê Trang - người sáng tạo nên họa tiết cho BST UTme! "Tinh tế hòa nếp Huế" đã tinh tế kể câu chuyện về sự kết hợp giữa thương hiệu toàn cầu và những giá trị bản địa.

Họa sĩ trẻ Lê Trang và Lê Trọng Hoàng chính là những người mang trong mình khát khao đó. Cả hai đều lớn lên tại Huế, nơi từng con phố, dòng sông đều gắn liền với những hình ảnh quen thuộc của văn hóa cố đô. Từ những trải nghiệm cá nhân, họ nhận ra rằng nghệ thuật có thể là cầu nối giúp đưa các giá trị truyền thống đến với thế hệ mới.

Sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại

Họa sĩ Lê Trang lựa chọn hình ảnh chiếc nón bài thơ - hình ảnh gắn liền với đời sống và đã trở thành một biểu tượng của người phụ nữ Huế. Nón bài thơ với đặc điểm khi được soi trên ánh sáng, thì những hình ảnh họa tiết, bài thơ dần dần được hiện lên. Đây như những lời chào, lời nhắn gửi thân thương, lòng hiếu khách mà người dân Huế gửi đến du khách. Bên cạnh đó, những sáng tạo của Lê Trang cũng khắc họa những món ăn quen thuộc trong đời sống dân dã của nhiều thế hệ người Huế, đó là hai thiết kế bát Bún Bò Huế và mâm bánh Bèo, Nậm, Lọc.

Câu chuyện gìn giữ và lan tỏa văn hóa qua góc nhìn của họa sĩ trẻ - Ảnh 2.

Lê Trọng Hoàng là một họa sĩ và nhà thiết kế đồ họa sinh sống tại Huế. Một trong những tác phẩm ứng dụng trên áo thun UTme! được anh lấy cảm hứng từ làng hoa giấy Thanh Tiên.

3 họa tiết của Lê Trọng Hoàng lấy cảm hứng từ những vật dụng đặc trưng của Huế là gối trái dựa, trống lùng tung và hoa giấy Thanh Tiên. "Ngày nay, những vật dụng này đã dần trở thành một biểu tượng cho văn hóa Huế. Khi sáng tạo ba họa tiết cho BST UTme!, mình muốn khắc họa hành trình khám phá những "bảo vật" văn hóa của vùng đất cố đô. Những đồ vật này dần trở thành biểu tượng của nỗ lực lưu giữ nét đẹp truyền thống, đồng thời mang giá trị tinh thần vượt lên công năng thông thường. Đây cũng là lời tri ân tới những nghệ nhân vẫn đang lặng thầm giữ lửa cho văn hóa Huế", Lê Trọng Hoàng cho biết.

Câu chuyện gìn giữ và lan tỏa văn hóa qua góc nhìn của họa sĩ trẻ - Ảnh 3.

Thông qua họa tiết lấy cảm hứng từ văn hóa Huế, nón lá bài thơ hay những nét chấm phá của sông Hương, Lê Trang và Lê Trọng Hoàng đã mang đến một góc nhìn mới mẻ về những điều tưởng như đã quá quen thuộc. Những thiết kế này không chỉ đơn thuần là hình ảnh trang trí mà còn ẩn chứa thông điệp về sự tri ân đối với những người đã và đang gìn giữ các giá trị truyền thống.

Câu chuyện gìn giữ và lan tỏa văn hóa qua góc nhìn của họa sĩ trẻ - Ảnh 4.

Họa sĩ Lê Trang đang giới thiệu cho ông Akiyama Naoki, Tổng Giám đốc UNIQLO Việt Nam về những nét văn hóa ẩm thực của xứ Huế được vẽ lên bộ sưu tập UTMe.

Đồng hành cùng dự án này, UNIQLO cũng mang đến không gian cửa hàng được thiết kế hòa quyện với những yếu tố văn hóa bản địa. Không chỉ là nơi trưng bày sản phẩm, đây còn là điểm gặp gỡ giữa truyền thống và hiện đại, nơi những giá trị của Huế được kể lại theo một cách mới, gần gũi hơn với cộng đồng trẻ.

Lan tỏa giá trị di sản theo cách mới

Sự kết hợp giữa UNIQLO và hai họa sĩ trẻ người Huế không chỉ là câu chuyện của thời trang, mà còn mở ra một hướng đi mới cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Khi những biểu tượng văn hóa được đặt trên áo thun, túi tote hay những sản phẩm thời trang khác, chúng trở nên sống động hơn, gắn kết hơn với đời sống thường ngày.

Câu chuyện gìn giữ và lan tỏa văn hóa qua góc nhìn của họa sĩ trẻ - Ảnh 5.

Rất nhiều bạn trẻ cảm thấy vô cùng thích thú khi những di sản văn hóa của Huế được in lên áo.

"Tôi thấy rõ sự tỉ mỉ trong từng họa tiết, từ chiếc nón bài thơ duyên dáng, đến những đóa hoa văn cung đình rực rỡ. Mỗi chi tiết đều được thể hiện một cách tinh tế, vừa hiện đại lại vừa giữ được nét truyền thống. Khi nhìn những chiếc áo đó, tớ cảm thấy như được chạm vào một phần của Huế. Đó có thể là hình ảnh của những gánh hàng rong, là những món ăn đặc trưng, hay là những con phố cổ kính. Tất cả tạo nên một cảm giác thân thương, gần gũi." - Chị Quỳnh Phương đến từ Huế chia sẻ.

Câu chuyện gìn giữ và lan tỏa văn hóa qua góc nhìn của họa sĩ trẻ - Ảnh 6.

Nhiều du khách cũng tới để được gặp gỡ và chia sẻ những câu chuyện thú vị với 2 họa sĩ.

Không chỉ dừng lại ở những sản phẩm, câu chuyện của Lê Trang và Lê Trọng Hoàng còn là lời nhắc nhở rằng di sản không phải là thứ đứng yên trong quá khứ. Nó có thể tiếp tục phát triển, được kể lại theo nhiều cách khác nhau và thích nghi với cuộc sống hiện đại. Và chính thế hệ trẻ – với tình yêu, sự sáng tạo và những cơ hội hợp tác mới – sẽ là những người đưa văn hóa Huế tiến xa hơn.




Nam Nguyễn

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×