Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Cao Bằng: Phục hồi, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa chùa Phố Cũ

09/04/2019 | 15:47

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Cao Bằng, UBND Thành phố Cao Bằng vừa tổ chức động thổ khởi công Công trình phục hồi, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa chùa Phố Cũ với tổng kinh phí lên đến trên 11 tỷ đồng.

Cao Bằng: Phục hồi, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa chùa Phố Cũ - Ảnh 1.

Các đại biểu tham gia Lễ động thổ khởi công Công trình phục hồi, tôn tạo chùa Phố Cũ. (Ảnh: baocaobang.vn)

Di tích chùa Phố Cũ nằm trên địa bàn Tổ 1, phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Chùa được xây dựng vào thời Lê, năm Vĩnh Trị thứ 3 (tức năm 1679) với tên gọi là Quan Đế Miếu, nơi thờ Quan Vân Trường - một võ tướng nổi tiếng thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Đến thời nhà Nguyễn (1802 - 1820), chùa được sửa chữa lại, có xây thêm gian hậu cung, có bàn thờ Tam cấp để thờ Phật và được đổi tên thành chùa Phố Cũ.

Ngoài giá trị kiến trúc nghệ thuật, chùa Phố Cũ còn là di tích lịch sử cách mạng, nơi Mặt trận Việt Minh tỉnh Cao Bằng do đồng chí Văn Tư (Hoàng Đình Giong) lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay quân Nhật. Tại đây, vào ngày 22/8/1945, Mặt trận Việt Minh tỉnh và Thị xã tổ chức mít tinh, thành lập Ủy ban Hành chính lâm thời của Thị xã (nay là Thành phố) và lễ ra mắt Ủy ban Hành chính lâm thời tỉnh Cao Bằng. Di tích được UBND tỉnh công nhận Di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 3422/QĐ-VXUB ngày 31/12/2002.

Trải qua thăng trầm, biến động của lịch sử, hiện chùa Phố Cũ đã xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng đó, ngày 22/01/2019, UBND tỉnh Cao Bằng đã có quyết định số 75/QĐ-UBND phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình phục hồi, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử văn hóa chùa phố Cũ với các hạng mục: Phục hồi, tôn tạo Tam Quan, Miếu Quan Đế, Tam Bảo, nhà Mẫu, nhà Tăng và các công trình phụ cận theo kiến trúc truyền thống với tổng diện tích 447m2.

Công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu năm 2020./.

Anh Vũ (t/h)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×