Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Cần phải đẩy mạnh nhận thức của người dân về bạo lực gia đình

23/08/2022 | 14:29

Thời gian gần đây bạo lực gia đình đã trở thành vấn nạn xã hội đáng báo động, xét cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Mới đây nhất, ngày 12/8/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Yên Bái đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Hoàng Quyết Tiến, cư trú tại thôn Trấn Thanh, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái. để xử lý theo quy định của pháp luật.

Phòng chống bạo lực gia đình: Cần đẩy mạnh công tác truyền thông

Theo điều tra ban đầu, quá trình sinh sống tại địa phương, Tiến là người lười lao động, thường xuyên uống rượu say rồi đánh đập, hành hạ vợ con.

Tiến đã hai lần bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc vì những hành vi trên. Tuy nhiên sau khi trở về địa phương, Tiến vẫn không tiến bộ.

Một vụ án cũng rất đau lòng mới xảy ra tại một huyện thuộc tỉnh Ninh Bình, nguồn tin cho hay, trong lúc nóng giận, người chồng đã có hành vi bạo lực, khiến người vợ tử vong sau đó vài ngày vì cú đánh "quá tay". Gia đình cho khám nghiệm tử thi. Xác định đây là vụ án mạng, nguồn tin chia sẻ.

Cần có

Nâng cao nhận thức cho người gây ra bạo hành

Trẻ em mong được sống trong môi trường bình yên

Trẻ em mong được sống trong môi trường bình yên

Cần phải đẩy mạnh nhận thức của người dân

Theo các chuyên gia, nếu như không thay đổi được nhận thức thì sẽ khó thay đổi được hành vi, do vậy không cách nào khác cần đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức xã hội về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Chính vì vậy thời gian qua nhiều tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức Phi Chính phủ đã đẩy mạnh vấn đề này tại các xã Vùng cao, miền núi bằng các lớp học, những buổi tập huấn về cách thức và phương pháp phòng ngừa bạo lực gia đình.

Anh Lê Xuân Đồng (áo đỏ) trong buổi truyền thông về phòng chống bạo lực gia đình

Anh Lê Xuân Đồng (áo đỏ) trong buổi truyền thông về phòng chống bạo lực gia đình

Phụ nữ Việt Nam thường cam chịu

Phụ nữ Việt Nam thường cam chịu

Chia sẻ với chúng tôi, anh Lê Xuân Đồng - cán bộ điều phối của tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam, cho hay:

"Tính đến tháng 5.2022 chúng tôi đã tiếp cận và hỗ trợ được rất nhiều người phụ nữ bị bạo lực, gần 600 trường hợp bạo lực gia đình. Hầu hết các vụ việc chúng tôi phát hiện được đều có dịch vụ hỗ trợ toàn diện để làm sao họ có thể vượt qua bạo lực một cách tốt đẹp nhất. Chúng tôi đang vận động các cấp ban ngành để làm sao nhân rộng các mô hình đó tới nhiều địa phương. Từ chỗ họ xem bạo lực gia đình hay bạo lực giới chỉ là những câu chuyện bên lề. Giờ họ đã có sự quan tâm một cách đồng bộ, đa ngành. Chính vì vậy nó giúp cho việc xử lý và hỗ trợ các vụ việc hiệu quả hơn.".

Những người được học hỏi về pháp luật sẽ thay đổi hành vi

Những người được học hỏi về pháp luật sẽ thay đổi hành vi

Người đàn ông sau khi tham gia một khóa tập huấn

Người đàn ông sau khi tham gia một khóa tập huấn

Lời tâm sự của một người đàn ông từng gây ra nhiều vụ bạo hành

Lời tâm sự của một người đàn ông từng gây ra nhiều vụ bạo hành

Theo thống kê hiện có Có 4 hình thức bạo lực gia đình và 18 hành vi. Tuy nhiên trong 4 hình thức này lại có nhiều lý do khiến người bị bạo lực tiếp tục chịu đựng khiến vấn nạn này ngày càng nhức nhối.

Đặc biệt với tâm lý "Tốt khoe, xấu che", nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình không muốn cho người ngoài biết vì vậy sau mỗi trận đòn, sau khi được hòa giải tất cả " lại đâu vào đấy" làm cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình bị hạn chế trong thực tiễn.

Buổi tập huấn truyền thông về phòng chống bạo lực gia đình

Buổi tập huấn truyền thông về phòng chống bạo lực gia đình

Hệ thống văn bản pháp lý khá đầy đủ, nhưng hiệu lực thực thi kém là một trong những yếu tố khiến cho "cái nôi" gia đình ngày một trở nên mong manh

Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 15, thảo luận về luật Phòng chống bạo lực gia đình sửa đổi nhiều đại biểu cũng nhấn mạnh cần thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật giáo dục nhằm chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình.

Bà Lý Anh Thư - Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang, phát biểu:

"Việc phòng ngừa bạo lực gia đình bao giờ cũng là việc làm trước khi chống bạo lực gia đình. Thay vì xảy ra rồi chúng ta mới tìm phương pháp chống lại. cần chú trọng vào việc nâng cao ý thức cho người dân trong phát hiện, kịp thời ngăn chặn bạo lực gia đình thay vì chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ như hiện nay thì cần quy định thêm chế tài trong trường hợp biết mà im lặng, không hành động thực hiện tố giác theo quy định."

Cũng tại kỳ họp này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nêu quan điểm:

"Điều này hoàn toàn đúng, bởi vì nếu như không thay đổi được nhận thức thì sẽ khó thay đổi được hành vi. Chính vì vậy mà các công cụ pháp luật phải được thể hiện. Còn khi tổ chức thực hiện thì toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng phải đẩy mạnh nội dung này. Ngay phiên họp hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định cho truyền hình trực tiếp trên sóng của Truyền hình Quốc hội đó cùng là cách để chúng ta góp phần nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống bạo lực gia đình."

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong phòng, chống bạo lực gia đình. Do đó cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho các kênh truyền thông đại chúng. Sử dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo… trong công tác tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình: "Nếu như không thay đổi được nhận thức thì sẽ khó thay đổi được hành vi" - Ảnh 10.

Một trong những hoạt động của công tác truyền thông nâng cao nhận thức pháp luật

Bạo lực gia đình: "Nếu như không thay đổi được nhận thức thì sẽ khó thay đổi được hành vi" - Ảnh 11.

Chung tay phòng chống bạo lực

Chung tay phòng chống bạo lực

Theo kết quả điều tra quốc gia năm 2021, 32% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an. Kết quả còn cho thấy, năm 2019, bạo lực gia đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP.

Những thống kê đầy ám ảnh, nhưng đó chưa phải là tất cả, bởi hệ quả của bạo lực gia đình (BLGĐ) khôn lường và lâu dài vượt qua ngoài sự đong đếm của những con số. Hiện vẫn còn hàng trăm người phụ nữ ở khắp Việt Nam đang phải chạy trốn khỏi chính ngôi nhà của họ, bởi bạo lực gia đình, khi mái ấm trở thành giông bão với những lời xúc phạm và những trận đòn roi. Thế nhưng không phải phụ nữ nào cũng biết quyền được bảo vệ của mình khỏi bạo hành.

Minh Ngọc

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×