Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Cà Mau: Huyện Thới Bình khai thác tối đa lợi thế tài nguyên du lịch

06/06/2024 | 09:18

Ông Trần Minh Nhân, Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau cho biết: "Ðịnh hướng phát triển du lịch của huyện thời gian tới, bên cạnh du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, địa phương sẽ khai thác hiệu quả du lịch gắn với các di tích sẵn có, truyền thống văn hoá tại địa phương".

Huyện Thới Bình có bề dày truyền thống cách mạng, trên địa bàn huyện có hơn 10 di tích được xếp hạng di tích quốc gia, cấp tỉnh và hơn 20 di tích được đưa vào danh mục đề nghị bảo tồn.

Cà Mau: Huyện Thới Bình khai thác tối đa lợi thế tài nguyên du lịch - Ảnh 1.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024, tại Ðền thờ Vua Hùng, ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú

Thời gian qua, việc khai thác du lịch, trong đó có du lịch gắn với di tích vẫn còn nhiều hạn chế: chưa có nguồn kinh phí đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích trên địa bàn, chủ yếu sử dụng nguồn xã hội hoá nhưng không đáp ứng được nhu cầu trùng tu; nhận thức và ý thức của một bộ phận Nhân dân về du lịch, phát triển du lịch chưa đầy đủ, chưa mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế du lịch; nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển du lịch còn ít; cơ sở hạ tầng du lịch chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.

Cà Mau: Huyện Thới Bình khai thác tối đa lợi thế tài nguyên du lịch - Ảnh 2.

Sắc phong Thành Hoàng Bổn Cảnh được vua Tự Đức ban vào năm 1852, đến nay vẫn còn nguyên vẹn tại Đình thần Thới Bình (Khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình) (Ảnh Tư liệu)

Theo ông Trần Minh Nhân, định hướng lâu dài, địa phương xác định phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế về tài nguyên du lịch, phát huy các giá trị văn hoá lịch sử, đặc biệt là các điểm di tích lịch sử văn hoá, tâm linh, di tích lịch sử cách mạng, kiến trúc nghệ thuật, làng nghề, các lễ hội, sản phẩm ẩm thực... để xây dựng thành sản phẩm du lịch. Trong đó, tiếp tục quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hoá của huyện. Ðồng thời, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của các cơ quan, ban, ngành, của Nhân dân và du khách về giá trị, ý nghĩa của di tích và nhân vật lịch sử được thờ tự trong di tích trên địa bàn huyện. Thực hiện các hoạt động tín ngưỡng trong di tích, đảm bảo thực hiện các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng ở di tích diễn ra theo truyền thống văn hoá, lịch sử của dân tộc; tuân thủ những quy định liên quan đến việc bảo vệ di tích (như về trang phục, quy định về thời gian, khu vực tham quan...), lối sống văn hoá lành mạnh khi đến di tích.

Cùng với đó, tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đã có gắn với các di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc nghệ thuật, làng nghề truyền thống, các mô hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi, thuỷ sản; quảng bá các sản phẩm du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng...

Theo Báo Cà Mau

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×