Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Bình Thuận bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê của người Chăm để phát triển du lịch

19/10/2023 | 10:42

Ông Nguyễn Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa ký quyết định phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê của người Chăm phục vụ phát triển du lịch”.

Lễ hội Katê là một trong 5 lễ hội đặc sắc của tỉnh Bình Thuận được đưa vào Danh mục các lễ hội tiêu biểu của địa phương cần bảo tồn và phát huy giá trị phục vụ phát triển du lịch. Đặc biệt, Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Katê hàng năm diễn ra từ cuối tháng 6 và kéo dài đến giữa tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 9, tháng 10 Dương lịch). Tại các đền, tháp, Lễ hội Katê diễn ra trong 2 ngày (ngày cuối cùng của tháng 6 và ngày đầu tiên của tháng 7 Chăm lịch); riêng Lễ hôi Katê tại đền thờ Pô Tằm ở huyện Hàm Thuận Bắc diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng 9 âm lịch hàng  năm (khoảng vào giữa tháng 7 Chăm lịch). Sau khi kết thúc Lễ hội Katê tại các đền, tháp, người Chăm Bàlamôn tổ chức Lễ hội Katê tại nhà làng và sau đó cúng Lễ Katê tại gia đình.

Bình Thuận bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê của người Chăm để phát triển du lịch - Ảnh 1.

Các thiếu nữ Chăm trong đoàn nghinh thỉnh sắc phong Pô Nit, tại thôn Bình Hiếu, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình

So với các lễ hội khác trong tỉnh, Lễ hội Katê có quy mô lớn, kéo dài ngày, diễn ra ở nhiều không gian và thời gian khác nhau, đối tượng tham gia lễ hội khá đa dạng, không chỉ cộng đồng người Chăm trong và ngoài tỉnh, mà còn có sự tham gia của đồng bào các dân tộc anh em sinh sống lân cận như: Kinh, Raglai, K’ho, Hoa, Tày, Nùng,... và du khách.

Bình Thuận bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê của người Chăm để phát triển du lịch - Ảnh 2.

Màn đồng diễn múa quạt của các thiếu nữ Chăm xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình mừng đón Katê 2023.

Tuy nhiên, Lễ hội Katê vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định trong công tác quản lý và tổ chức như: Môi trường cảnh quan, không gian các đền, tháp, nhà làng - nơi diễn ra Lễ hội Katê chưa được quan tâm đầu tư, cải tạo và nâng tầm tương xứng; công tác tuyên truyền, quảng bá về nét đặc sắc của Lễ hội Katê chưa được chú trọng đúng mức,… Việc trao truyền giữa thế hệ đi trước với thế hệ trẻ đương thời để tạo nên sự kết nối trong việc kế thừa, bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa của dân tộc chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức.

Bình Thuận bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê của người Chăm để phát triển du lịch - Ảnh 3.

Cúng Lễ Katê tại gia đình.

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, việc xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê của người Chăm phục vụ phát triển du lịch” là vấn đề cấp thiết để các sở, ngành, địa phương phối hợp quan tâm hỗ trợ nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của Lễ hội Katê phục vụ sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Theo VOV

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×