Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Bình Dương, Đồng Tháp, Tây Ninh tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về "Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội"

11/06/2020 | 08:24

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền cổ động, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tạo mội trường sinh hoạt văn hóa tinh thần lành mạnh, tích cực.

Bình Dương

Với chức năng và nhiệm vụ được giao, thời gian qua ngành VHTTDL Bình Dương đã có nhiều cố gắng để phát huy vai trò của mình trong việc tăng cường các biện pháp chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội. Bằng nhiều giải pháp triển khai thực hiện, sau 10 năm triển khai thực Chỉ thị 46-CT/TW ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư về "Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội" (sau đây gọi tắt là Chỉ thị 46-CT/TW), tỉnh Bình Dương đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực và các kết quả nhất định.

Bình Dương, Đồng Tháp, Tây Ninh tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về "Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội" - Ảnh 1.

Ảnh minh họa - Nguồn: http://mythuatvanhoabinhduong.edu.vn/

Nhìn chung, qua 10 năm triển khai quán triệt, tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư về "Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội" có thể thấy rằng nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, địa phương về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chỉ thị, sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội trong đời sống văn hóa được nâng lên đáng kể; nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành, sản phẩm văn hóa, văn nghệ ngày càng phong phú, đa dạng. Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa được tăng cường và duy trì thường xuyên; thể chế văn hóa từng bước được hoàn thiện; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa ngày càng được nâng cao, nhận thức sâu sắc hơn về văn hóa; các hoạt động văn hóa, văn nghệ ngày càng phong phú, tạo ra nhiều phong trào quần chúng sâu rộng góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự xâm nhập và tác động tiêu cực của các sản phẩm văn hóa độc hại từ bên ngoài xâm nhập vào nước ta... Nâng cao ý thức cảnh giác, năng lực tự nhận biết của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân bài trừ, đẩy lùi sự xâm nhập, tác động tiêu cực của các sản phẩm văn hóa độc hại, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp; tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hóa các nước nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa phong phú của nhân dân.

Đồng Tháp

Thực hiện Công văn số 1636/BVHTTDL-TTr ngày 29 tháng 4 năm 2020 của Bộ VHTTDL về việc báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư "về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội", Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp đã có báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị 46.

Về lĩnh vực văn hóa thực hiện phương châm "lấy xây để chống", Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền cổ động, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tạo mội trường sinh hoạt văn hóa tinh thần lành mạnh, tích cực. Hàng năm, đội Tuyên truyền lưu động tỉnh và huyện, thị xã, thành phố dàn dựng từ 60 – 70 chương trình, phục vụ trên 950 buổi, có hàng trăm ngàn lượt người xem; tổ chức chiếu phim lưu động 120 buổi/năm, phục vụ gần 24.000 lượt người xem; tổ chức 05 – 08 cuộc liên hoan, hội thi cấp tỉnh, 60 – 70 cuộc cấp huyện (giai đoạn 2016 – 2020 tổ chức 21 cuộc hội thi, liên hoan cấp tỉnh, hơn 400 Hội thi, Liên hoan cấp huyện; dàn dựng gần 1.000 chương trình nghệ thuật, với trên 6.000 suất diễn) đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân trong tỉnh, góp phần quan trọng trong công tác chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại.

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ngày càng được quan tâm, tạo sự chuyển biến toàn diện trong đời sống xã hội, phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống gắn với tiếp thu những giá trị văn hóa hiện đại, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng và nuôi dưỡng những giá trị ñạo đức tốt đẹp của dân tộc. Từ năm 2010-2019, tỷ lệ gia đình văn hóa chiếm tỷ lệ bình quân 88,97%/năm. Đến cuối năm 2019 toàn tỉnh có 381.566/418.988 gia đình được công nhận là "Gia đình văn hóa", đạt tỷ lệ 91,07% (năm 2010 đạt 83,50%); 576/582 ấp được công nhận "Ấp văn hóa nông thôn mới", đạt tỷ lệ 98,97% tăng 4,77% so với năm 2015 (94,20%); 116/119 khóm được công nhận "Khóm văn minh đô thị", đạt tỷ lệ 97,48% tăng 5,31% so với năm 2015 (92,17%); 114/118 xã được công nhận "Xã văn hóa nông thôn mới", đạt tỷ lệ 96,61% giảm 1,71% so với năm 2015 (đạt 98,32%); 25/26 được công nhận "Phường, thị trấn văn minh đô thị", đạt tỷ lệ 96,15% tăng 32,15% so với năm 2015 (đạt 64%); 1.272/1.398 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 90,99% (giảm 5,94% so với năm 2010), đây là nền tảng gốc rể, căn cơ để chống lại sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hại đạo đức xã hội. Thông qua xây dựng "Gia đình văn hóa", "Ấp, xã văn hóa nông thôn mới", "Khóm, phường, thị trấn văn minh đô thị", "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" nhằm tạo chuyển biến tích cực trong việc xây dựng con người có tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nhằm thực hiện thắng lợi Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước".

Tây Ninh

Để việc triển khai thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư (khóa X) đi vào thực tế đời sống, nâng cao nhận thức trong cộng đồng, Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh đã chủ trì triển khai thực hiện công tác tuyên truyền Chỉ thị thông qua hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn tỉnh với các hình thức phong phú như: Tuyên truyền cổ động trực quan đường phố, tuyên truyền lưu động, tuyên truyền trên hệ thống truyền thông đại chúng, tuyên truyền thông qua các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ..., các hoạt động tuyên truyền được thực hiện mang tính thường xuyên, liên tục gắn với việc tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ chính trị (khóa XI) về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; Chỉ thị 05-CT/TW về "Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) "về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", và các phong trào thi đua yêu nước, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn tỉnh.

Qua 10 năm triển khai thực hiện, toàn hệ thống thiết chế văn hóa đã triển khai thực hiện: hơn 20,000 m2 pa nô, 25,000 tấm băng rôn, hơn 250 buổi xe loa cổ động tuyên truyền đường phố, thực hiện hơn 100 đợt đĩa CD tuyên truyền với 16,300 đĩa CD, 30 đợt băng cassette để cơ sở phát sóng đưa tin tuyên truyền trên các đài, trạm truyền thanh, ngoài ra còn phát hành các tài liệu bướm, tranh cổ động, tờ tin ảnh thời sự…. Bên cạnh công tác tuyên truyền cổ động, các đội tuyên truyền lưu động tỉnh, huyện đã xây dựng hơn 40 kịch bản, tiểu phẩm, câu chuyện thông tin, qua đó tổ chức phục vụ lưu động tại cơ sở hơn 1.000 buổi; hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở tổ chức hơn 40 cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn; hơn 900 chương trình văn nghệ quần chúng; trên 1.000 buổi sinh hoạt chuyên đề thông qua các câu lạc bộ, đội, nhóm văn nghệ với các chủ đề tuyên truyền Chỉ thị 46-CT/TW ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư (khóa X) gắn với tuyên truyền "Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí minh", "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước" nhằm đẩy mạnh, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống, đồng thời xây dựng phát triển phong trào văn hóa cơ sở, định hướng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cộng đồng.

Thủy Bích (t/h)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×