Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản VHPVT quốc gia trên địa bàn Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025

09/02/2023 | 15:01

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND về việc thực hiện Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2025.

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản VHPVT quốc gia trên địa bàn Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025 - Ảnh 1.

Lớp trẻ góp phần phát huy những giá trị đặc sắc của di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh minh họa)

Nhằm bảo vệ, trao truyền và phát huy những giá trị đặc sắc, 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Khan (Sử thi) của người Êđê, Lời nói vần của người Êđê và Lễ mừng thọ của người M'nông đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, tạo nguồn lực để phát triển du lịch, góp phần chuyển hóa về mặt nhận thức của cộng đồng đối với di sản văn hóa phi vật thể, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân…

Cụ thể, trong giai đoạn 2023 – 2025, UBND tỉnh sẽ có nhiều giải pháp để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể quốc gia, như: Ở cấp tỉnh mở các lớp truyền dạy về di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (ít nhất mở 1 lớp/năm), nhằm khơi gợi lòng đam mê và xây dựng đội ngũ kế cận đảm bảo có sự kế thừa và phát huy di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác để duy trì, bảo tồn và phát huy.

Các huyện, thị xã, thành phố có di sản văn hóa phi vật thể quốc gia chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện bảo tồn, phát huy di sản gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mỗi năm tổ chức ít nhất từ 1 - 2 lớp truyền dạy đánh chiêng, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho con em đồng bào các dân tộc trên địa bàn; tổ chức phục dựng, tái hiện ít nhất 1 nghi lễ, lễ hội/năm liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Xây dựng và tổ chức hoạt động các mô hình điểm về phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gắn với phát triển du lịch cộng đồng, thường xuyên tổ chức các hoạt động trình diễn di sản trong sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, trong các hoạt động du lịch văn hóa.

Phát huy vai trò của các già làng, người có uy tín trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; tích cực vận động xã hội hóa; tăng cường nguồn lực đối với công tác bảo tồn, phát huy, đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho nhà văn hóa cộng đồng của buôn đồng bào các dân tộc thiểu số địa phương nhằm hỗ trợ có hiệu quả việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia…

Theo Báo Đắk Lắk

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×