Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên

16/08/2019 | 14:37

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành kế hoạch thực hiện đề án Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên - Ảnh 1.

Ảnh minh họa,

Theo kế hoạch, một số nhiệm vụ trọng tâm sẽ được triển khai trong thời gian tới, gồm: tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, kiểm kê, lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các DTTS; bảo tồn, khôi phục và phát huy di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các DTTS; tổ chức tập huấn về phương pháp bảo tồn, phát huy và kỹ năng truyền dạy bảo tồn trang phục truyền thống các DTTS tại các huyện có đồng bào DTTS…

Đồng thời tổ chức mặc trang phục truyền thống tại các trường dân tộc nội trú, học sinh là DTTS thuộc các cấp học. Khuyến khích công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị nhà nước là người DTTS mặc trang phục truyền thống trong các dịp lễ, Tết...

Cùng với đó, tổ chức tuyên truyền, quảng bá và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống các DTTS gắn với phát triển du lịch.

Được biết, trong thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên đã phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm kê, sưu tầm, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng nhà ở theo kiến trúc truyền thống của dân tộc để bảo tồn không gian tồn tại của các giá trị văn hóa truyền thống; tổ chức sưu tầm, lưu giữ và trưng bày giới thiệu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc gìn giữ trang phục dân tộc mình và thường xuyên sử dụng trang phục truyền thống trong các nghi lễ của gia đình, buôn làng...

Ngoài ra, hỗ trợ khôi phục các nghề thủ công truyền thống như: dệt thổ cẩm, ủ rượu cần, đẽo tượng; phục dựng một số lễ hội tiêu biểu của các dân tộc như: Lễ hội "Xoay cột con trâu" của người Bana tại thôn Xí Thoại; Lễ hội "Cầu mưa" của người Ê Đê tại buôn Lê Diêm, và một số lễ hội khác như Lễ bỏ mả, cúng bến nước, ăn cơm mới; định kỳ tổ chức ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc ở cấp tỉnh; Liên hoan cồng chiêng ở xã Krôngpa, xã Cà Lúi (huyện Sơn Hòa); Liên hoan dân ca nhạc cụ dân tộc huyện Sông Hinh; Lễ hội trống đôi, cồng ba, chiêng năm huyện Đồng Xuân.

Đề án Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam trong giai đoạn hiện nay được triển khai nhằm đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào DTTS, đồng thời nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn.

Lan Anh (t/h)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×