Bắc Ninh: Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh các hoạt động văn hoá
11/05/2020 | 11:09Công tác quản lý nhà nước về xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm, dịch vụ văn hóa công cộng trong 10 năm qua trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả và thành tựu to lớn, góp phần quan trọng và việc chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội.
Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư về "Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội", được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự phối hợp của các cấp, các ngành, các địa phương, sự tham gia tích cực của toàn dân, sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành, sự nghiệp văn hóa của tỉnh Bắc Ninh trong 10 năm qua đã đạt được những kết quả và thành tựu to lớn, góp phần quan trọng và việc chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội.
Theo đó, trong những năm qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh thường xuyên tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, nhằm kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi các sản phẩm văn hóa độc hại xâm nhập gây hủy hoại đạo đức xã hội. Nhìn chung, công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, tư nhân kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, dịch vụ văn hóa được Sở chỉ đạo thực hiện nghiêm túc; các chính sách, văn bản quy định của nhà nước được triển khai đồng bộ. Thủ tục tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trên các lĩnh vực như: xuất nhập khẩu văn hóa phẩm; biểu diễn nghệ thuật; quảng cáo; kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng… được niêm yết trên cổng thông tin điện tử, Trung tâm Hành chính công tỉnh.
Hàng năm, Sở tiếp nhận và giải quyết từ 300 đến 350 hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến các lĩnh vực trên. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng cơ bản thực hiện tốt những quy định của Nhà nước, tuân thủ luật pháp, thiết thực nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, kích cầu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời góp phần vào việc giữ vững ổn định tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội; Sự phối hợp giữa ngành văn hóa với các ngành như: Công an, Hải quan, Giáo dục, Quản lý thị trường trong việc nhập khẩu, kiểm soát, thẩm định, ngăn chặn, xử lý các sản phẩm văn hóa độc hại được triển khai chặt chẽ, đúng quy định.
Tuy nhiên, đây là những hoạt động kinh doanh nhạy cảm, có nguy cơ làm mất trật tự an toàn xã hội, vì vậy, công tác quản lý hoạt động này luôn được quan tâm sát sao, chỉ đạo chặt chẽ. Trong những năm qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên chỉ đạo các phòng chuyên môn thuộc Sở, Phòng Văn hóa -Thông tin cấp huyện quan tâm tổ chức thực hiện. Trong đó, đặc biệt quan tâm chỉ đạo Thanh tra Sở, Đội kiểm tra chuyên ngành, liên ngành 814 tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động, kinh doanh dịch vụ về văn hóa, thể thao, du lịch…. Các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động văn hóa như vi phạm Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Quảng cáo; việc in, sao, phát hành bản ghi âm, ghi hình ngoài luồng, truyền bá văn hóa phẩm độc hại, hoạt động không lành mạnh núp bóng các hoạt động dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, nhà nghỉ… được kịp thời phát hiện và ngăn chặn, xử lý.
Từ năm 2010 đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức thực hiện 30 cuộc kiểm tra hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa, trong đó có 10 cuộc kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội; tiến hành tịch thu, tiêu hủy 2.301 ấn phẩm ngoài luồng, 2.485 bản ghi âm, ghi hình không tem, nhãn ngoài luồng, 19 kg thẻ, quẻ mê tín dị đoan, 28 kg tờ rơi quảng cáo không được phép lưu hành; nhắc nhở, chấn chỉnh 266 cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng sai phạm; ban hành 09 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy đạt được những thành kết quả to lớn nhưng so với những thành quả trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành quả trong lĩnh vực văn hóa còn chưa tương xứng, chưa ngang tầm và đủ sức ảnh hưởng tích cực để tác động hữu hiệu đến nhiệm vụ xây dựng và phát triển con người trong giai đoạn mới. Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi nhất là những vùng sâu, vùng xa còn nghèo nàn, đơn điệu; khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa nông thôn với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn. Thị hiếu văn hóa trong một bộ phận giới trẻ còn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh, tư tưởng "sính ngoại" không phù hợp với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội và một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng.
Bởi vậy, trong thời gian tới, Sở VHTTDL tiếp tục tham mưu chỉ đạo thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân về công tác bảo vệ an ninh văn hóa - tư tưởng; xác định công tác bảo vệ an ninh văn hóa - tư tưởng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, với sự tham gia tích cực, có hiệu quả của các cơ quan, ban,ngành chức năng, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng.
Bên cạnh đó, chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Ninh, coi đó vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là lâu dài của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh; quan tâm chỉ đạo và tổ chức thường xuyên công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống; khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, đề cao các giá trị văn hóa dân tộc, đạo đức, lối sống lành mạnh của người Việt Nam. Các cấp, các ngành cần tăng cường các hình thức tuyên truyền giáo dục trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về niềm tự hào dân tộc, về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam nói chung, của quê hương Bắc Ninh nói riêng; nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh kịp thời, kiên quyết làm thất bại âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch. Đẩy mạnh học tập, thực hiện các nghị quyết của Trung ương Đảng về văn hóa, văn nghệ.
Đề xuất, kiến nghị chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản, văn hóa, nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa trong xã hội với mục tiêu xây dựng con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa có lập trường, tư tưởng vững vàng, có tri thức, giàu tình cảm, có đạo đức cách mạng trong sáng và lối sống lành mạnh; các cơ quan chức năng cần phát huy vai trò nòng cốt trong việc tham mưu cho Đảng, Nhà nước đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, đề ra các chủ trương, chính sách về bảo đảm an ninh trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng. Phối hợp tổ chức tốt cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, thực hiện phương châm tư tưởng phải đi trước một bước, không để bị động đối phó.
Ngoài ra, chủ động, kịp thời phát hiện các vấn đề phức tạp nảy sinh trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa ảnh hưởng đến an ninh trật tự; kiến nghị các ngành, các cấp có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời nhằm hạn chế những sơ hở, thiếu sót, ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn xâm phạm an ninh quốc 14 gia nói chung, an ninh trong lĩnh vực văn hóa - tư tưởng nói riêng; đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh đưa các hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hóa đảm bảo tuân thủ đúng những quy định của pháp luật, gắn trách nhiệm cá nhân và tổ chức khi để xảy ra sai phạm.
Đồng thời, phối hợp tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan văn hóa, văn nghệ; bảo vệ đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan văn hóa, văn nghệ; tổ chức tốt công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tiến trình hội nhập quốc tế, xu hướng toàn cầu hóa để xâm nhập các sản phẩm văn hóa độc hại không phù hợp với truyền thống văn hóa và thuần phong mỹ tục.