Bà Rịa - Vũng Tàu: Triển khai xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử
19/10/2016 | 17:30Trong thời gian tới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 đạt chất lượng và hiệu quả.
Vừa qua, Sở VHTTDL tỉnh đã phối hợp với Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Trung tâm văn hóa tỉnh cùng đại diện câu lạc bộ nghệ thuật đờn ca tài tử các địa phương trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc hỗ trợ cung cấp nguồn tư liệu để triển khai xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030.
Tại buổi làm việc, các nghệ nhân đờn ca tài tử đã chia sẻ tâm tư nguyện vọng muốn gìn giữ và phát triển loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử đến mọi người dân và hy vọng việc hoàn thành xây dựng Đề án sẽ tạo ra những bước ngoặc, bước tiến mới cho loại hình nghệ thuật truyền thống này.
Nghệ thuật đờn ca tài tử đã hình thành từ bao đời nay, lan tỏa trong cộng đồng và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người dân Nam bộ. Với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tuy không phải là chiếc nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử, nhưng tại đây, phong trào đờn ca tài tử đã không ngừng phát triển, lan tỏa sâu rộng trong đời sống văn hóa của cộng đồng. Trong những năm qua, nhiều Câu lạc bộ đờn ca tài tử trên địa bàn tỉnh đã hoạt động hiệu quả, nỗ lực duy trì sân chơi cho người đam mê. Sở VHTTDL Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng xây dựng chương trình củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động đờn ca tài tử các cấp; tổ chức các lớp dạy đờn và ca; giới thiệu, quảng bá rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước thông qua các hoạt động đối ngoại.
Thời gian tới, Sở VHTTDL đề nghị Trung tâm Văn hóa tỉnh, các câu lạc bộ Đờn ca tài tử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hỗ trợ đơn vị tư vấn - Phân Viện văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực địa, xây dựng kế hoạch mời các nghệ nhân đờn ca tài tử của tỉnh tham gia ghi hình, xây dựng hồ sơ nghệ nhân, xây dựng phim tài liệu về nghệ thuật đờn ca tài tử tỉnh một cách chính xác, khoa học, góp phần đánh giá toàn diện về thực trạng nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hy vọng rằng, với sự nỗ lực của ngành văn hóa cũng như niềm đam mê của các nghệ nhân, đờn ca tài tử sẽ tiếp tục hòa vào dòng chảy của tinh hoa văn hóa Việt Nam, tăng thêm sức mạnh văn hoá truyền thống tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và Nam bộ nói chung đồng thời khẳng định sức sống bền bỉ trong kho tàng di sản văn hóa nhân loại./.
Tại buổi làm việc, các nghệ nhân đờn ca tài tử đã chia sẻ tâm tư nguyện vọng muốn gìn giữ và phát triển loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử đến mọi người dân và hy vọng việc hoàn thành xây dựng Đề án sẽ tạo ra những bước ngoặc, bước tiến mới cho loại hình nghệ thuật truyền thống này.
Nghệ thuật đờn ca tài tử đã hình thành từ bao đời nay, lan tỏa trong cộng đồng và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người dân Nam bộ. Với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tuy không phải là chiếc nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử, nhưng tại đây, phong trào đờn ca tài tử đã không ngừng phát triển, lan tỏa sâu rộng trong đời sống văn hóa của cộng đồng. Trong những năm qua, nhiều Câu lạc bộ đờn ca tài tử trên địa bàn tỉnh đã hoạt động hiệu quả, nỗ lực duy trì sân chơi cho người đam mê. Sở VHTTDL Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng xây dựng chương trình củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động đờn ca tài tử các cấp; tổ chức các lớp dạy đờn và ca; giới thiệu, quảng bá rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước thông qua các hoạt động đối ngoại.
Thời gian tới, Sở VHTTDL đề nghị Trung tâm Văn hóa tỉnh, các câu lạc bộ Đờn ca tài tử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hỗ trợ đơn vị tư vấn - Phân Viện văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực địa, xây dựng kế hoạch mời các nghệ nhân đờn ca tài tử của tỉnh tham gia ghi hình, xây dựng hồ sơ nghệ nhân, xây dựng phim tài liệu về nghệ thuật đờn ca tài tử tỉnh một cách chính xác, khoa học, góp phần đánh giá toàn diện về thực trạng nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hy vọng rằng, với sự nỗ lực của ngành văn hóa cũng như niềm đam mê của các nghệ nhân, đờn ca tài tử sẽ tiếp tục hòa vào dòng chảy của tinh hoa văn hóa Việt Nam, tăng thêm sức mạnh văn hoá truyền thống tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và Nam bộ nói chung đồng thời khẳng định sức sống bền bỉ trong kho tàng di sản văn hóa nhân loại./.
Thủy Trịnh (tổng hợp)