Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Vĩnh Long: Bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số

26/07/2021 | 17:02

Vĩnh Long là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Theo thống kê năm 2019 của Cục Thống kê: ngoài người Kinh chiếm đa số, còn có 19 dân tộc thiểu số khác (chiếm 2,6% dân số toàn tỉnh). Trong đó, người Khmer chiếm 2,21% (22.630 người); người Hoa chiếm 0,35% (3.627 người); các dân tộc khác chiếm 0,03 % (339 người).

Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng biệt, nhưng trong quá trình cộng cư, cùng sinh sống với nhau, thì nét riêng biệt đó ít nhiều cũng có sự giao thoa, biến đổi để thích ứng. Tuy nhiên, có một loại hình văn hóa dù trải qua bao biến đổi vẫn giữ được nét riêng biệt, độc đáo của dân tộc mình, tiêu biểu là loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, như: người Khmer có hát ru con, hát làm việc, hát huê tình múa trống Sadăm, múa Răm vông (múa Lâm thôn hay múa vòng tròn), múa Lăm leo (múa Lào), múa Saravan; nhạc À day, nhạc Chầm riêng Chà Pây, dàn nhạc dây, dàn nhạc ngũ âm,…; người Hoa có múa Lân, Sư, Rồng, hát tùa lầu cấu,…

Vĩnh Long: Bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Tổ ca múa nhạc Khmer của Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh góp phần bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của dân tộc Khmer

Công tác bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp, các ngành quan tâm và phát huy. Theo thông lệ hằng năm, ngành văn hóa, thể thao và du lịch phối hợp với các địa phương: tổ chức Lễ hội Lăng Ông Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn, với nhiều hoạt động, trong đó, có liên hoan múa lân nghệ thuật và hát “Tùa lầu cấu” của đồng bào dân tộc Hoa; biểu diễn nhạc ngũ âm và các điệu múa dân gian như Rôbăm, múa trống Sadăm, hát Dù kê,… của đồng bào dân tộc Khmer; từ năm 2016 - 2020, phối hợp tổ chức thành công 05 cuộc Liên hoan tiếng hát Thanh niên dân tộc Khmer - Hoa tỉnh Vĩnh Long, thu hút hơn 400 lượt diễn viên quần chúng đồng bào dân tộc Khmer, Hoa tham gia; tham gia 02 cuộc liên hoan Nghệ thuật quần chúng đồng bào Khmer trong chương trình Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer tỉnh Vĩnh Long tại huyện Tam Bình và huyện Trà Ôn; tham gia 01 cuộc liên hoan Nghệ thuật quần chúng đồng bào Khmer trong chương trình Ngày hội Văn hóa,Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần VII năm 2017 tại tỉnh Bạc Liêu; 01 cuộc liên hoan Dân ca Khmer Nam Bộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ I năm 2018 tại Sóc Trăng và Tổ chức thành công 05 Giải Lân - Sư - Rồng cấp tỉnh. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có hơn 15 câu lạc bộ Lân – Sư – Rồng, tập trung nhiều ở thành phố Vĩnh Long và được tổ chức luyện tập thường xuyên.

Để tôn vinh những nghệ nhân có nhiều thành tích, đóng góp cho công tác bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa phi vật thể, tỉnh đã tổ chức xét duyệt hồ sơ và trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định hồ sơ nghệ nhân ưu tú đợt 1 (năm 2015) và đợt 2 (năm 2017), kết quả có 04 nghệ nhân người dân tộc Khmer được công nhận Nghệ nhân ưu tú, trong đó có 03 nghệ nhân thuộc lĩnh vực trình diễn nghệ thuật dân gian và 01 nghệ nhân thuộc lĩnh vực tri thức dân gian./.

Theo Sở VHTTDL Vĩnh Long

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×