Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Trưng bày – trình diễn di sản Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu

25/12/2022 | 15:10

Chiều 24/12, tại Bảo tàng Đà Nẵng, Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng, UBND huyện Hòa Vang tổ chức Lễ trưng bày và trình diễn Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu.

Trưng bày – trình diễn di sản Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu - Ảnh 1.

Theo Cục Di sản Văn hóa, dự án “Mô hình di sản kết nối gắn với các hành trình du lịch để phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số có di sản tương đồng” nhằm triển khai kế hoạch của Bộ VHTTDL về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.

Trưng bày – trình diễn di sản Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu - Ảnh 2.

Theo đó, trên cơ sở sử dụng các di sản văn hoá phi vật thể có tính chất tương đồng của các dân tộc thiểu số, là các di sản có khả năng bảo vệ và phát huy bền vững trong cộng đồng, tạo thành các điểm đến trong hành trình du lịch di sản ở quy mô vùng, miền hoặc quy mô liên tỉnh, liên vùng.

Trưng bày – trình diễn di sản Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu - Ảnh 3.

Dự án lựa chọn các điểm có di sản tương đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu ở huyện Hòa Vang, Đà Nẵng và huyện Đông Giang, Quảng Nam vinh dự được lựa chọn là nơi thực hiện dự án, gắn với hành trình du lịch Quảng Nam – Đà Nẵng.

Trưng bày – trình diễn di sản Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu - Ảnh 4.

Theo Cục Di sản Văn hóa, người Cơ Tu còn bảo lưu được một cách tương đối nguyên vẹn các yếu tố văn hóa truyền thống có giá trị, trong đó có nghề dệt và trang phục. Mỗi sản phẩm dệt Cơ Tu có giá trị về nhiều mặt, vừa là vật dụng, bảo đảm nhu cầu sinh hoạt, phục vụ cuộc sống, vừa là của cải, thể hiện sự ấm no, giàu có.

Trưng bày – trình diễn di sản Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu - Ảnh 5.

Hơn thế nữa, mỗi sản phẩm dệt Cơ Tu như những tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng nhiều tinh hoa, thể hiện nét đặc trưng độc đáo trong kho tàng văn hóa dân tộc. Sản phẩm dệt của đồng bào Cơ Tu không chỉ là thước đo giá trị xã hội, sự giàu có của mỗi gia đình, dòng tộc mà còn có giá trị về thẩm mỹ, thể hiện đời sống tinh thần phong phú.

Trưng bày – trình diễn di sản Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu - Ảnh 6.

Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho biết: Người Cơ Tu là một tộc người còn bảo lưu được một cách tương đối nguyên vẹn các yếu tố văn hóa truyền thống có giá trị, trong đó có nghề dệt và trang phục. Đây là một trong những thành tố góp phần hình thành không gian văn hóa đặc sắc của tộc người Cơ Tu cư trú trên dải Trường Sơn.

Trưng bày – trình diễn di sản Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu - Ảnh 7.

"Chương trình tập huấn thực hành di sản Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu do Cục Di sản văn hóa tổ chức tại huyện Hòa Vang đã diễn ra trong tháng 11/2022 vừa qua, nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Qua đó phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số có di sản tương đồng", ông Huỳnh Đình Quốc Thiện cho biết.

Trưng bày – trình diễn di sản Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu - Ảnh 8.

Ông Thiện cũng cho biết, đây cũng là dịp để nâng cao năng lực cho chính quyền và cộng đồng địa phương trong việc sử dụng, vận hành mô hình kết nối di sản tương đồng để bảo vệ, phát huy giá trị di sản của cộng đồng gắn với phát triển du lịch di sản.

Trưng bày – trình diễn di sản Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu - Ảnh 9.

Qua lớp tập huấn các nghệ nhân, học viên đã được học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác truyền dạy, bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghề dệt thổ cẩm và hôm nay được trình diễn phục vụ nhân dân và du khách, đây sẽ trở thành một sản phẩm du lịch di sản đặc sắc của huyện Hòa Vang trong thời gian tới, trên cơ sở đó huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu xây dựng thêm các di sản có tiềm năng khác để trở thành sản phẩm du lịch phục vụ nhân dân và du khách.

Trưng bày – trình diễn di sản Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu - Ảnh 10.

Trưng bày hình ảnh về nghề dệt thổ cẩm Cơ Tu do cộng đồng tự chụp và các sản phẩm, công cụ của nghề dệt.

Trưng bày – trình diễn di sản Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu - Ảnh 11.

Được biết, sau khi kết thúc trưng bày, toàn bộ hình ảnh và phim của dự án sẽ được bàn giao cho Bảo tàng Đà Nẵng để quản lý và tiếp tục khai thác.

Trưng bày – trình diễn di sản Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu - Ảnh 12.

Trưng bày – trình diễn di sản Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu - Ảnh 13.

Trình diễn điệu múa Tung tung ya yá truyền thống của đồng bào Cơ Tu. Rất nhiều du khách trong lúc tham quan Bảo tàng Đà Nẵng đã dừng lại để xem điệu múa này.

Trưng bày – trình diễn di sản Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu - Ảnh 14.

 

Đức Hoàng

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×