Trình Thủ tướng Đề án Quy hoạch phát triển điện ảnh Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
08/01/2014 | 12:53(VP) –Bộ VHTTDL đã ban hành Văn bản số 4794/ĐA-BVHTTDL trình Thủ tướng Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển điện ảnh Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Với mục tiêu, cụ thể hóa quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa trong lĩnh vực điện ảnh thành những nhiệm vụ, phương án phát triển có định hướng, lộ trình, giải pháp khả thi nhắm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chỉ đạo và thúc đẩy phát triển sự nghiệp điện ảnh dân tộc trong phạm vi cả nước. Xây dựng định hướng, mục tiêu phát triển điện ảnh, làm cơ sở triển khai các cơ chế, chính sách, chương trình và kế hoạch đầu tư trong các lĩnh vực của ngành điện ảnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên quan điểm phát triển bền vững, phù hợp với định hướng tư tưởng của Đảng và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của cả nước nói chung cũng như mục tiêu phát triển văn hóa nói riêng. Tạo ra cơ sở pháp lý và khoa học để triển khai các chương trình, dự án trong ngành điện ảnh.
Đến năm 2020: Xây dựng đội ngũ các nhà biên kịch, đạo diễn, quay phim, thiết kế mỹ thuật, họa sỹ hóa trang, diễn viên, chuyên gia kỹ thuật công nghệ, nhà lý luận phê bình, nhà sản xuất phim, nhà phát hành phim, nhà quản lý điện ảnh được đào tạo bài bản, chuyên sâu, có đủ trình độ và năng lực phát triển nền điện ảnh Việt Nam dân tộc, hiện đại, nhân văn. Hoàn thành cơ bản việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật điện ảnh trong cả nước phù hợp với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ điện ảnh tiên tiến của thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, phổ biến phim, nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội của điện ảnh. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật điện ảnh để Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh trở thành ba trung tâm điện ảnh lớn của cả nước.
Phấn đấu đến năm 2030: Điện ảnh Việt Nam có đội ngũ sáng tác, sản xuất phim có trình độ chuyên môn cao trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á, trong đó có những tài năng được quốc tế công nhận. Quy hoạch, trang bị hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật điện ảnh hiện đại, đồng bộ đảm bảo sự phát triển vững chắc và hài hòa cho Điện ảnh Việt Nam.
HCTC
Đến năm 2020: Xây dựng đội ngũ các nhà biên kịch, đạo diễn, quay phim, thiết kế mỹ thuật, họa sỹ hóa trang, diễn viên, chuyên gia kỹ thuật công nghệ, nhà lý luận phê bình, nhà sản xuất phim, nhà phát hành phim, nhà quản lý điện ảnh được đào tạo bài bản, chuyên sâu, có đủ trình độ và năng lực phát triển nền điện ảnh Việt Nam dân tộc, hiện đại, nhân văn. Hoàn thành cơ bản việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật điện ảnh trong cả nước phù hợp với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ điện ảnh tiên tiến của thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, phổ biến phim, nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội của điện ảnh. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật điện ảnh để Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh trở thành ba trung tâm điện ảnh lớn của cả nước.
Phấn đấu đến năm 2030: Điện ảnh Việt Nam có đội ngũ sáng tác, sản xuất phim có trình độ chuyên môn cao trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á, trong đó có những tài năng được quốc tế công nhận. Quy hoạch, trang bị hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật điện ảnh hiện đại, đồng bộ đảm bảo sự phát triển vững chắc và hài hòa cho Điện ảnh Việt Nam.
HCTC