Trình Thủ tướng Chính phủ cho phép gửi hồ sơ đề cử di sản Quần đảo Cát Bà tới UNESCO
25/09/2012 | 00:26(VP) – Ngày 20/9, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Văn bản số 3253/BVHTTDL-DSVH gửi Thủ tướng Chính Phủ về việc cho phép gửi hồ sơ đề cử di sản Quần đảo Cát bà tới UNESCO.
Sau khi nhận ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ VHTTDL đã phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố Hải Phòng, các nhà khoa học để triển khai dự án theo Công ước UNESCO 1972 về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.
Ngày 30/8/2012, UBND TP Hải Phòng đã có Công văn số 5609/UBND-VX( kèm theo hồ sơ Quần đảo Cát Bà) đề nghị Bộ VHTTDL trình Thủ tướng cho phép gửi tới UNESCO.
Trên cơ sở đề nghị, Bộ đã có phiên họp toàn thể đóng góp ý kiến, thẩm định hồ sơ Quần đảo Cát Bà. Hội đồng Di sản đã có đề nghị UBND TP Hải Phòng chỉ đạo cơ quan chuyên môn bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung của Hồ sơ theo đúng quy định hướng dẫn của Công ước Di sản Thế giới.
Ngày 18/9/2012, UBND TP Hải Phòng đã có Công văn số 6131/UBND-VX ( gửi kèm Hồ sơ đã chỉnh sửa). Trên cơ sở đó Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đã nghiên cứu, rà soát hồ sơ Quần đảo Cát Bà và nhận thấy Hồ sơ đã được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Hội đồng.
Trên cơ sở nghiên cứu bản Hồ sơ đã được chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia nói trên, Bộ VHTTDL nhận thấy:
Các tiêu chí về giá trị nổi bật toàn cầu thể hiện trong Hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận được trình bày dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học tin cậy, thuyết phục đó là: Tiêu chí (ix) Di sản tiêu biểu cho các hệ sinh thái biển đảo, sự đa dạng cao của hệ sinh thái nhiệt đới, cận nhiệt đới điển hình là hệ sinh thái quần đảo đá vôi lớn nhất Châu Á. Đây cũng là khu vực có mức độ đa dạng rất cao của hệ sinh tháy nhiệt đới và cận nhiệt đới điển hình, liền kề, kế tiếp nhau trong một khu vực di sản, thể hiện sự đa dạng cao của các quần thể động, thực vật trên đảo và dưới biển; Tiêu chí (x) về đa dạng sinh học với nhiều loài quý hiếm có giá trị toàn cầu được đưa vào sách Đỏ Việt Nam và Thế giới, đặc biệt là loài Voọc đầu trắng Cát Bà được đánh giá có giá trị bảo tồn ngoại hạng toàn cầu, đặc biệt quý hiếm.
Hồ sơ Quần đảo Cát Bà đã được xây dựng và hoàn thiện theo đúng quy định về mẫu xây dựng hồ sơ di sản thế giới tại Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản Thế giới.
HCTC
Ngày 30/8/2012, UBND TP Hải Phòng đã có Công văn số 5609/UBND-VX( kèm theo hồ sơ Quần đảo Cát Bà) đề nghị Bộ VHTTDL trình Thủ tướng cho phép gửi tới UNESCO.
Trên cơ sở đề nghị, Bộ đã có phiên họp toàn thể đóng góp ý kiến, thẩm định hồ sơ Quần đảo Cát Bà. Hội đồng Di sản đã có đề nghị UBND TP Hải Phòng chỉ đạo cơ quan chuyên môn bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung của Hồ sơ theo đúng quy định hướng dẫn của Công ước Di sản Thế giới.
Ngày 18/9/2012, UBND TP Hải Phòng đã có Công văn số 6131/UBND-VX ( gửi kèm Hồ sơ đã chỉnh sửa). Trên cơ sở đó Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đã nghiên cứu, rà soát hồ sơ Quần đảo Cát Bà và nhận thấy Hồ sơ đã được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Hội đồng.
Trên cơ sở nghiên cứu bản Hồ sơ đã được chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia nói trên, Bộ VHTTDL nhận thấy:
Các tiêu chí về giá trị nổi bật toàn cầu thể hiện trong Hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận được trình bày dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học tin cậy, thuyết phục đó là: Tiêu chí (ix) Di sản tiêu biểu cho các hệ sinh thái biển đảo, sự đa dạng cao của hệ sinh thái nhiệt đới, cận nhiệt đới điển hình là hệ sinh thái quần đảo đá vôi lớn nhất Châu Á. Đây cũng là khu vực có mức độ đa dạng rất cao của hệ sinh tháy nhiệt đới và cận nhiệt đới điển hình, liền kề, kế tiếp nhau trong một khu vực di sản, thể hiện sự đa dạng cao của các quần thể động, thực vật trên đảo và dưới biển; Tiêu chí (x) về đa dạng sinh học với nhiều loài quý hiếm có giá trị toàn cầu được đưa vào sách Đỏ Việt Nam và Thế giới, đặc biệt là loài Voọc đầu trắng Cát Bà được đánh giá có giá trị bảo tồn ngoại hạng toàn cầu, đặc biệt quý hiếm.
Hồ sơ Quần đảo Cát Bà đã được xây dựng và hoàn thiện theo đúng quy định về mẫu xây dựng hồ sơ di sản thế giới tại Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản Thế giới.
HCTC