Điểm báo

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Triển lãm chuyên đề “Tranh thêu truyền thống Việt Nam”

25/11/2009 | 07:00

Chào mừng ngày Di sản 23/11, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam lần đầu tiên công bố những bức tranh thêu được cất giữ trong kho bảo quản của Bảo tàng qua trưng bày chuyên đề “Tranh thêu truyền thống Việt Nam”.

Ngay từ thế kỷ I, người Việt đã dệt được các loại vải, lụa mịn, dệt khăn sợi bông thêu chữ nhỏ và các thứ hoa rất khéo, đẹp gọi là bạch diệp. Tuy nhiên, nghề thêu lúc đó chỉ dừng lại ở kỹ thuật thô sơ, chủ yếu phục vụ cung đình và tầng lớp quan lại, chưa được phổ biến trong nhân dân. Mãi đến thế kỷ 17 nghề thêu mới chính thức được ông tổ Lê Công Hành (Quất Động, Thường Tín, Hà Tây) sau khi đi sứ ở Trung Quốc học được về truyền dạy phổ biến cho nhân dân. Trải qua thời gian, đến nay, nghề thêu truyền thống Việt Nam đã phát triển ở khắp các miền với kỹ thuật tinh xảo, sản phẩm phong phú.
Trong khuôn khổ có hạn, phong trưng bày của Bảo tàng chỉ giới thiệu 4 bộ sưu tập: Sưu tập tranh hoa điểu gồm, công – phù dung, trĩ - phù dung, trúc - hạc, sen - vịt, tùng - hạc, phượng hoàng đậu trên cây phong, đại bàng…; sưu tập câu đối đại tự, chủ yếu là các loại đồ thờ, chúc tụng gồm 4 câu đối và 1 bức đại tự chữ “Thọ”; sưu tập động vật gồm 3 tranh thêu gà và 1 tranh hổ; sưu tập tranh thêu nhân vật gồm 2 tranh Phúc - Lộc - Thọ và Vinh quy bái tổ.
Để trưng bày thêm phong phú, Ban Tổ chức sử dụng thêm các tài liệu khoa học như: ảnh về những người thợ thêu trên bưu thiếp thời Pháp; chân dung tiểu sử của ông tổ nghề thêu, tiến sĩ Lê Công Hành; một số hình ảnh về nghề thêu truyền thống ở Quất Động, các khung thêu, chỉ màu, kim thêu….
(ĐCSVN)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×