Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực VHNT giai đoạn 2011-2020”

01/07/2011 | 01:23

(VP)- Ngày 29/6, Bộ VHTTDL đã ban hành Chỉ thị về việc triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, giai đoạn 2011-2020” nhằm triển khai thực hiện Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 30/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ VHTTDL yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở VHTTDL, trong quý III và IV/2011, tổ chức nghiên cứu quán triệt toàn diện, sâu sắc nội dung của Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, giai đoạn 2011-2020, đặc biệt chú ý những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để thực hiện.

Căn cứ Chương trình phối hợp, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, giai đoạn 2011-2020” ban hành theo Quyết định số 2006/QĐ-BVHTTDL ngày 29/6/2011 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các Sở VHTTDL khẩn trương xây dựng chương trình hành động cụ thể, dự án, đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ quy định, bám sát các nhiệm vụ, chỉ tiêu thực hiện giai đoạn đến năm 2015 và giai đoạn đến năm 2020 để đưa vào kế hoạch công tác hàng năm, 5 năm của cơ quan, đơn vị mình.

Yêu cầu các Cục, Vụ và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ chủ động phối hợp với cá cơ quan, đơn vị, chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành khác xây dựng các chương trình, dự án về các nội dung như:

Thứ nhất: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật Trung ương và địa phương; các đơn vị quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp về văn hóa, nghệ thuật, gồm các nhóm ngành: Văn hóa, Văn học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Sân khấu, Điện ảnh, Múa, Xiếc.

Thứ hai: xây dựng và triển khai kế hoạch tuyển sinh, đào tạo nguồn hàng năm và từng giai đoạn đảm bảo chất lượng, đúng đối tượng, đạt chỉ tiêu, gắn với nhiều hình thức đào tạo: đào tạo toàn bộ thời gian ở nước ngoài; đào tạo theo phương thức liên kết giữa trong nước và nước ngoài; đào tạo ở trong nước, có thời gian thực tập nghiên cứu ở nước ngoài.

Thứ ba: tổ chức triển khai việc đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, chuyên môn để tạo nguồn tuyển sinh chất lượng và bồi dưỡng cho những người đã trúng tuyển trước khi gửi đi đào tạo đại học, thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài.

Thứ tư: tăng cường hợp tác quốc tế, mở rộng liên kết đào tạo với các sơ sở đào tạo với các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật có uy tín ở nước ngoài. Mời chuyên gia nước ngoài vào giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật; trao đổi giảng viên giữa các cơ sở đào tạo trong nước với nước ngoài; Cử giảng viên, chuyen gia giảng dạy sau đại học đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tham gia hội thảo khoa học quốc tế.

Thứ năm: chính sách và quy định về thu hút đội ngũ chuyên gia, giảng viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm ở trong nước và nước ngoài tham gia đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; Chính sách và quy định về cơ chế đặc thù năng khiếu để thực hiện việc phát hiện tài năng, tạo nguồn tuyển chọn cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên nhóm ngành: Văn hóa, Văn học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Sân khấu, Điện ảnh, Múa, Xiếc được đào tạo, bồi dưỡng của Đề án này. Đặc biệt chú trọng đến các ngành nghệ thuật truyền thống của dân tộc nhằm bảo tồn và phát triển văn hóa, nghệ thuật Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Thứ sáu: đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, giáo viên văn hóa nghệ thuật trình độ cao phải được thực hiện trên cơ sở đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả, đồng bộ, tôn trọng tính đặc thù của văn hóa nghệ thuật và lĩnh vực đào tạo văn hóa, nghệ thuật; việc mở rộng quy mô đội ngũ giáo viên, giảng viên phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng đội ngũ, đồng thời đảm bảo vai trò nòng cốt của đội ngũ giảng viên, giáo viên văn hóa, nghệ thuật trong công cuộc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới mục tiêu, quy trình, nội dung, phương pháp dạy và học trong đào tạo văn hóa nghệ thuật nói riêng.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực văn văn hóa nghệ thuật nhằm đáp ứng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, tạo cơ sở vững chắc thực hiện đổi mới cơ bản và toàn diện hệ thống các sơ sở đào tạo văn hóa, nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 65% giảng viên đại học, cao đẳng trong các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật đạt trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó có 30% giảng viên có trình độ tiến sĩ.

Các Sở VHTTDL chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phối hợp với Ban Tuyên giáo tham mưu cho Tỉnh Ủy, Thành ủy để ban hành những nghị quyết, quyết định, chỉ thị về chủ trương, chính sách cụ thể, xây dựng và tổ chức cụ thể, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên 5 năm và hàng năm phù hợp với Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, giai đoạn 2011-2020” và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các Sở VHTTDL có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, giai đoạn 2011-2020” và định kỳ báo cáo hàng năm về Bộ VHTTDL.

Vụ đào tạo chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện, có báo cáo trình Bộ trưởng; xây dựng kế hoạch tổ chức sơ kết việc thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, giai đoạn 2011-2020” vào đầu năm 2016 và tổng kết vào năm 2020.

 

HCTC

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×