Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa về đề nghị tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Di sản văn hóa để phù hợp với thực tiễn

30/08/2023 | 08:58

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 742/BDN ngày 14/6/2023, nội dung kiến nghị như sau:

1. Luật Di sản văn hóa được Quốc hội ban hành năm 2001 (được sửa đổi năm 2009), đến nay đã gần 13 năm chưa được sửa đổi, bổ sung, thay thế; trong khi đó, quy trình triển khai thực hiện hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp di tích ngoài chịu tác động chính của Luật Di sản văn hóa còn phải chịu chi phối của nhiều Luật như: Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu… nên có một số nội dung chưa phù hợp giữa Luật Di sản văn hóa với các Luật trên, dẫn đến nhiều vướng mắc trong thực hiện hồ sơ, thủ tục bảo quản, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp di tích khó khăn, làm kéo dài thời gian thực hiện. Do đó, đề nghị tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa để phù hợp với thực tiễn hiện nay.

2. Theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 17 Luật Đầu tư công năm 2019, Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án; tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, khi lập dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia phải báo cáo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thỏa thuận trước khi trình thẩm định và phê duyệt. Do vậy, trong quá trình thẩm định dự án, có một số nội dung không được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất như Nghị quyết chủ trương Hội đồng nhân dân tỉnh đã phê duyệt, làm khó khăn và kéo dài quá trình thẩm định và phê duyệt. Do đó, đề nghị xem xét, sửa đổi Nghị định số 166/2018/NĐ-CP của cho phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công và tình hình thực tế.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có trả lời cử tri.

Cổng TTĐT của Bộ trích đăng toàn văn phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo Công văn số 3323/BVHTTDL-VP ngày 11/8/2023 về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV như sau:

1.Về đề nghị tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Di sản văn hóa để phù hợp với thực tiễn

 Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang đề xuất Chính phủ xem xét trình Quốc hội cho phép sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa. Trong thời 2 gian tới, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Bộ, ngành, địa phương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa, đảm bảo phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, phù hợp với các Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu…, các quy định pháp luật hiện hành, các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thực tiễn hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tích.

2. Về đề nghị xem xét, sửa đổi Nghị định số 166/2018/NĐ-CP của Chính phủ cho phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công và tình hình thực tế

 - Tại khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự, quy định: "Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ I của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt; thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới;" và tại khoản 3 Điều 3 đã quy định "Bổ sung điểm g vào sau điểm e khoản 3 Điều 33 như sau: "g) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa". Do đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét, có ý kiến đối với các nội dung liên quan đến di sản văn hóa tại các dự án đầu tư. Điều 6 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh: "6. Thẩm định dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích là ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa đối với nội dung bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do dự án đề xuất để làm cơ sở cho chủ đầu tư xem xét, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật trước khi quyết định phê duyệt hoặc trình người có thẩm quyền phê duyệt dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo quy định hiện hành". Như vậy, việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ý kiến thỏa thuận các nội dung liên quan đến bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích tại dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia trước khi trình thẩm định và phê duyệt là đúng thẩm quyền, quy định về di sản văn hóa, Luật Đầu tư và Luật Đầu tư công.

-Theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 17 Luật Đầu tư công năm 2019, Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án. Đối với nội dung chủ trương đầu tư, theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Đầu tư công năm 2019: "7. Chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về những nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, làm căn cứ để lập, trình và phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định 3 phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công."; khoản 1 Điều 27 Luật Đầu tư công năm 2019: "1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm: a) Giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; b) Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp mình quản lý". Nội dung chủ trương đầu tư các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đối với di tích được xếp hạng các cấp đã được cơ quan chuyên môn của tỉnh lập, Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chức năng thẩm định bảo đảm nội dung chuyên môn bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định của pháp luật.

- Đồng thời, Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ, quy định: "Căn cứ danh mục dự án thành phần của quy hoạch di tích đã được phê duyệt, sự xuống cấp của di tích và khả năng bố trí kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc khả năng huy động nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật về đầu tư và đầu tư công, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích quyết định việc lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích và lựa chọn chủ đầu tư của dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích.". Như vậy, quy định của Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Đầu tư và Luật Đầu tư công.

- Tu bổ di tích là hoạt động đặc thù, ngoài việc chịu sự điều chỉnh của pháp luật về di sản văn hóa, cần bảo đảm tuân thủ pháp luật về đầu tư công và xây dựng. Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện thẩm quyền thẩm định chuyên ngành đối với việc tu bổ di tích nhằm bảo đảm giữ gìn lâu dài di tích, bảo tồn yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên môi trường di tích theo quy định tại Điều 32, 34 Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 13, Khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009; thẩm quyền thẩm định dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Bên cạnh đó, thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công đã được quy định tại Điều 35 Luật Đầu tư công năm 2019 và Điều 13 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

Về việc đề xuất chủ trương tu bổ di tích tại địa phương cần tuân thủ các nguyên tắc tu bổ di tích quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa trước khi trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ di tích.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa để trả lời cử tri.

Toàn văn nội dung văn bản

Thủy Bích

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×