Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Tờ trình Phê duyệt Quy hoạch phát triển Mỹ thuật đến năm 2020, tầm nhìn 2030

15/07/2014 | 16:38

Bộ VHTTDL vừa có Tờ trình số 144/Ttr-BVHTTDL gửi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển Mỹ thuật đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Hội thảo góp ý "Quy hoạch phát triển Mỹ thuật đến
năm 2020, tầm nhìn 2030" tổ chức tại Hà Nội ngày 25/4/2014 

Theo đó, mục tiêu tổng quát là phát triển mỹ thuật theo định hướng ưu tiên đầu tư bồi dưỡng nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống các cơ sở đào tạo trọng điểm quốc gia; hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ cho sự tìm tòi, sáng tạo của các họa sỹ, nhà điêu khắc để có nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh chân thực, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước; tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về mỹ thuật, hình thành lực lượng công chúng mỹ thuật ngày càng đông đảo; đưa mỹ thuật Việt Nam phát triển ngang tầm khu vực và từng bước theo kịp các nước phát triển.

Các mục tiêu cụ thể gồm: đào tạo, phát triển nhân lực mỹ thuật có năng lực sáng tạo đảm bảo cân đối về các chuyên ngành theo nhu cầu của xã hội; xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phát triển mỹ thuật, trong đó có nghiên cứu và xây dựng Luật Mỹ thuật, rà soát Quy hoạch các công trình tượng đài, tranh hoành tráng tại địa phương, phát triển thị trường mỹ thuật trong nước; phát triển ngành nghề mỹ thuật ứng dụng, khuyến khích việc sáng tạo ra các mẫu mã và sản phẩm mỹ thuật ứng dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu; xây dựng mới hoặc nâng cấp nhà triển lãm ở các tỉnh/thành; xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật đương đại tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật tại Đà Nẵng, đến năm 2030 các thành phố trực thuộc Trung ương có Bảo tàng Mỹ thuật; đầu tư, hỗ trợ, huy động nguồn lực của toàn xã hội thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị mỹ thuật truyền thống của dân tộc, ngăn chặn nguy cơ xuống cấp, mai một các tác phẩm mỹ thuật cổ, các làng nghề truyền thống. Để thực hiện được các mục tiêu đó cần có những giải pháp trên nhiều lĩnh vực: phát triển nguồn nhân lực; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách; giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến tác phẩm; tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ sáng tạo và đẩy mạnh xã hội hóa; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ; hợp tác phát triển.

Về tổ chức thực hiện, Bộ VHTTDL chủ trì với các Bộ, cơ quan liên quan, UBND các tỉnh/thành hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện quy hoach; kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện quy hoạch; định kỳ 3 năm 1 lần báo cáo Thủ tướng Chính phủ; kịp thời kiến nghị các nội dung cần sửa đổi, bổ sung khi cần thiết; rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực mỹ thuật, đảm bảo thực hiện quy hoạch. Hội Mỹ thuật Việt Nam, các doanh nghiệp mỹ thuật và các tổ chức xã hội khác theo phạm vi, chức năng hoạt động căn cứ mục tiêu, quan điểm và định hướng trong Quy hoạch để cụ thể hóa thành chương trình hành động của đơn vị.

TTĐT

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×