Thừa Thiên Huế: Phát hiện nhiều dấu tích quan trọng tại khu vực gò Dương Xuân
11/01/2017 | 17:45Kết quả sơ bộ thăm dò khảo cổ học gò Dương Xuân, phường Trường An, thành phố Huế đã phát hiện nhiều dấu tích quan trọng.
Chiều 09/1, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện khảo cổ học (Bộ VHTTDL) báo cáo kết quả sơ bộ thăm dò khảo cổ học gò Dương Xuân, phường Trường An, thành phố Huế.
Theo Quyết định số 3292/QĐ-BVHTTDL ngày 19/9/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ VHTTDL cho phép Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế phối hợp với Viện Khảo cổ học thăm dò khảo cổ tại gò Dương Xuân, nhằm nghiên cứu, tìm hiểu thêm về giai đoạn lịch sử Tây Sơn - Nguyễn Huệ, góp phần bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc.
Theo Quyết định trên, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành đào 5 hố thăm dò khảo cổ với diện tích 22m2 tại khu vực gò Dương Xuân, trong thời gian từ 30/9-15/10.

Kết quả thăm dò cho thấy, tại hố 2 đã phát hiện 3 cụm di tích. Hố thăm dò số 4 xuất lộ chum sành vỡ góc Tây - Nam và cụm cát vàng, tơi xốp lẫn sỏi nhỏ, dày từ 5 - 7cm. Hố thăm dò số 5 (hố 5a và 5b) phát hiện kiến trúc đá có chiều rộng trên 5,50m theo chiều Đông - Tây, dày 0,6 - 0,65m, các lớp đá còn lại được xếp chỗ 2 lớp, chỗ 3 lớp, mỗi viên đá có kích thước trung bình. Theo nhận định ban đầu, lớp đá hố 5a và 5b có thể liên quan đến kiến trúc lớn, rất có thể là móng tường, móng thành phần đã bị các hoạt động của cư dân hiện đại xâm lấn.
Bên cạnh đó, đoàn khảo cổ cũng phát hiện một bát sứ trắng men lam vẽ rồng, đế có 4 chữ Hán “Khang Hy niên chế” niên đại Thanh Thánh Tổ (1661-1722) và 1 mảnh trôn bát hiện đại in hình gà trống và 4 chữ “Thiên nhiên từ khí”; một đĩa sứ nguyên; và đồng tiền “Thành Thái thông bảo - Thập Văn”.
Từ kết quả sơ bộ, dựa vào tổng thể di tích, tư liệu địa tầng, các mảnh sứ có ghi niên đại, các mảnh gạch ngói… bước đầu có thể đoán định niên đại di tích gò Dương Xuân tập trung từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX kéo dài đến đầu thế kỷ XX.
Dù chưa có kết luận cuối cùng nhưng những gì thu được là tín hiệu quan trọng, góp thêm chứng cứ khoa học để trình Bộ VHTTDL cho phép tiếp tục mở rộng khảo cổ tại khu vực gò Dương Xuân thời gian tới; đồng thời cấp thêm những tư liệu quan trọng về thời kỳ Tây Sơn nhằm phát huy những giá trị lịch sử - văn hóa của dân tộc./.
Theo Quyết định số 3292/QĐ-BVHTTDL ngày 19/9/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ VHTTDL cho phép Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế phối hợp với Viện Khảo cổ học thăm dò khảo cổ tại gò Dương Xuân, nhằm nghiên cứu, tìm hiểu thêm về giai đoạn lịch sử Tây Sơn - Nguyễn Huệ, góp phần bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc.
Theo Quyết định trên, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành đào 5 hố thăm dò khảo cổ với diện tích 22m2 tại khu vực gò Dương Xuân, trong thời gian từ 30/9-15/10.

Đồng tiền "Thành thái thông bảo - Thập Văn" được tìm thấy trong cuộc thăm dò khảo cổ.
Nguồn: baothuathienhue.vn
Nguồn: baothuathienhue.vn
Kết quả thăm dò cho thấy, tại hố 2 đã phát hiện 3 cụm di tích. Hố thăm dò số 4 xuất lộ chum sành vỡ góc Tây - Nam và cụm cát vàng, tơi xốp lẫn sỏi nhỏ, dày từ 5 - 7cm. Hố thăm dò số 5 (hố 5a và 5b) phát hiện kiến trúc đá có chiều rộng trên 5,50m theo chiều Đông - Tây, dày 0,6 - 0,65m, các lớp đá còn lại được xếp chỗ 2 lớp, chỗ 3 lớp, mỗi viên đá có kích thước trung bình. Theo nhận định ban đầu, lớp đá hố 5a và 5b có thể liên quan đến kiến trúc lớn, rất có thể là móng tường, móng thành phần đã bị các hoạt động của cư dân hiện đại xâm lấn.
Bên cạnh đó, đoàn khảo cổ cũng phát hiện một bát sứ trắng men lam vẽ rồng, đế có 4 chữ Hán “Khang Hy niên chế” niên đại Thanh Thánh Tổ (1661-1722) và 1 mảnh trôn bát hiện đại in hình gà trống và 4 chữ “Thiên nhiên từ khí”; một đĩa sứ nguyên; và đồng tiền “Thành Thái thông bảo - Thập Văn”.
Từ kết quả sơ bộ, dựa vào tổng thể di tích, tư liệu địa tầng, các mảnh sứ có ghi niên đại, các mảnh gạch ngói… bước đầu có thể đoán định niên đại di tích gò Dương Xuân tập trung từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX kéo dài đến đầu thế kỷ XX.
Dù chưa có kết luận cuối cùng nhưng những gì thu được là tín hiệu quan trọng, góp thêm chứng cứ khoa học để trình Bộ VHTTDL cho phép tiếp tục mở rộng khảo cổ tại khu vực gò Dương Xuân thời gian tới; đồng thời cấp thêm những tư liệu quan trọng về thời kỳ Tây Sơn nhằm phát huy những giá trị lịch sử - văn hóa của dân tộc./.
Gia Linh (tổng hợp)