Thỏa thuận Kế hoạch quản lý Quần thể Di tích Cố đô Huế giai đoạn 2015-2020, định hướng đến 2030
10/06/2015 | 15:49Bộ VHTTDL đã có Công văn số 2164/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thỏa thuận Kế hoạch quản lý Quần thể Di tích Cố đô Huế giai đoạn 2015-2020, định hướng đến 2030.
Bộ VHTTDL đánh giá cao UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động giao cho cơ quan chức năng của tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, nhà khoa học liên quan trong và ngoài nước hoàn thiện Kế hoạch quản lý Quần thể Di tích Cố đô Huế, giai đoạn 2015-2020, định hướng đến 2030 đảm bảo chất lượng khoa học theo quy định của UNESCO và pháp luật Việt Nam hiện hành trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ Di sản Thế giới.
Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa, Kế hoạch quản lý Quần thể Di tích Cố đô Huế cần được bổ sung một số nội dung như: Chương 8: Phân tích ưu điểm, hạn chế về mô hình tổ chức của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hiện tại để có định hướng kiện toàn cụ thể hơn nữa, trong đó, cần xác định rõ nét hơn kế hoạch xây dựng trung tâm nghiên cứu bảo quản, phục chế trực thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nhằm nâng cao năng lực bảo quản, phục chế di vật, cổ vật, vật liệu kiến trúc để hỗ trợ công tác bảo tồn, tôn tạo di tích. Mục 9.9.2: Cần tách biệt những nội dung bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể với di sản văn hóa vật thể (ví dụ việc nâng cấp Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế) Mục 10.3.1: Bổ sung vai trò của Nguyễn Phước Tộc trong việc tham gia vào hoạt động quản lý, bảo vệ di sản.
Cần nghiên cứu bổ sung nhiệm vụ bảo vệ gắn với phát huy giá trị các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế, gắn kết bảo tồn với phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, xây dựng các sản phẩm du lịch.
Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo cơ quan chức năng nghiên cứu, bổ sung, chỉnh sửa Kế hoạch quản lý Quần thể Di tích Cố đô Huế (tiếng Việt và tiếng Anh) trình UBND tỉnh phê duyệt, sau đó gửi tới Bộ VHTTDL và Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam để Bộ VHTTDL đề nghị Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam gửi Kế hoạch quản lý Quần thể Di tích Cố đô Huế, giai đoạn 2015-2020, định hướng đến 2030 (bản tiếng Anh) tới Trung tâm Di sản Thế giới theo quy định.
CTTĐT
Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa, Kế hoạch quản lý Quần thể Di tích Cố đô Huế cần được bổ sung một số nội dung như: Chương 8: Phân tích ưu điểm, hạn chế về mô hình tổ chức của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hiện tại để có định hướng kiện toàn cụ thể hơn nữa, trong đó, cần xác định rõ nét hơn kế hoạch xây dựng trung tâm nghiên cứu bảo quản, phục chế trực thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nhằm nâng cao năng lực bảo quản, phục chế di vật, cổ vật, vật liệu kiến trúc để hỗ trợ công tác bảo tồn, tôn tạo di tích. Mục 9.9.2: Cần tách biệt những nội dung bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể với di sản văn hóa vật thể (ví dụ việc nâng cấp Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế) Mục 10.3.1: Bổ sung vai trò của Nguyễn Phước Tộc trong việc tham gia vào hoạt động quản lý, bảo vệ di sản.
Cần nghiên cứu bổ sung nhiệm vụ bảo vệ gắn với phát huy giá trị các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế, gắn kết bảo tồn với phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, xây dựng các sản phẩm du lịch.
Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo cơ quan chức năng nghiên cứu, bổ sung, chỉnh sửa Kế hoạch quản lý Quần thể Di tích Cố đô Huế (tiếng Việt và tiếng Anh) trình UBND tỉnh phê duyệt, sau đó gửi tới Bộ VHTTDL và Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam để Bộ VHTTDL đề nghị Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam gửi Kế hoạch quản lý Quần thể Di tích Cố đô Huế, giai đoạn 2015-2020, định hướng đến 2030 (bản tiếng Anh) tới Trung tâm Di sản Thế giới theo quy định.
CTTĐT