Thoả thuận dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Mỹ Lương, tỉnh Tiền Giang
31/10/2012 | 11:13(VP) – Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Văn bản số 3758/BVHTTDL-KHTC gửi Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang về việc thoả thuận dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Mỹ Lương, tỉnh Tiền Giang.
Theo Văn bản, Bộ VHTTDL cơ bản thống nhất với Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Mỹ Lương do Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và xây dựng ACA lập tháng 8 năm 2012, bao gồm các hạng mục: tu bổ đình chính, miếu thờ Ngũ hành Nương Nương và miếu thờ Chúa xứ Sơn Quân; tôn tạo xây dựng mới cổng chính, nhà bếp, nhà vệ sinh, tường rào, hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục phụ trợ khác. Công tác đánh giá, khảo tả hiện trạng di tích cũng như các phương án bảo tồn, tôn tạo các hạng mục của di tích được đề xuất trong dự án đã phù hợp và đáp ứng được những yêu cầu của quy chế bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích.
Bộ VHTTDL lưu ý, chỉnh sửa một số nội dung sau:
Phần thuyết minh của dự án: Đề nghị bổ sung phần báo cáo đánh giá những lần tu bổ, chống xuống cấp cho di tích trong những năm trước đây. Các hoạt động sinh hoạt lễ hoạt diễn ra thường niên tại di tích, công tác quản lý, trông coi và phát huy giá trị của di tích trước và sau khi được tu bổ, tôn tạo.
Cần bổ sung phần khảo tả chi tiết về chất liệu, chủng loại vật liệu và mức độ hư hỏng của từng bộ phận, hạng mục của di tích. Đặc biệt là những bức bích họa và các họa tiết trạm trổ trang trí có giá trị, để đề xuất các phương án bảo tồn.
Thuyết minh kỹ về phương án chống mối, đề nghị bổ sung phương án chống mối nền; phương án chống cháy, trong đó đề nghị cân nhắc việc đề xuất sử dụng các loại sơn chống cháy, để đảm bảo tính mỹ thuật của di tích.
Về quy hoạch tổng mặt bằng tu bổ, tôn tạo:
Để đảm bảo cho việc đầu tư tu bổ, tôn tạo tổng thể di tích có hiệu quả nhằm phát huy tối đa giá trị của di tích, đề nghị Sở VHTTDL (là chủ đầu tư), cần đề xuất phương án di dời hộ dân hiện đang cư ngụ trong khuôn viên đình (hạng mục số 10 - bản vẽ tổng mặt bằng). Đồng thời đề xuất phương án trồng cây, trồng màu tại khu vực đất đình (hạng mục số 9) cho phù hợp để đảm bảo tính liên thông và cảnh quản của khu vực đình.
Hạn chế việc lát gạch ở khu vực sân có miếu thờ Ngũ hành Nương Nương và miếu thờ Chúa sứ Sơn Quân, đảm bảo diện tích lát gạch ở hai khu vực này cân đối với nhau.
Nghiên cứu tài liệu và lời kể nhân chứng, nhân dân địa phương. Nếu hạng mục bếp (hạng mục số 6) là hạng mục mới xây lại sau này thì nên dịch chuyển vị trí bếp tách khỏi đình chính như hiện nay.
Hạng mục nhà vệ sinh (hạng mục 11) cần dịch chuyển ra phía sau ngôi đình và không làm cửa hướng vào đình để đảm bảo cảnh quan cho di tích.
Đối với hạng mục đình chính:
Bổ sung các số liệu đánh giá mức độ hư hỏng của các cấu kiện vào các bản vẽ hiện trạng. Phân tích, làm rõ giá trị các bức tranh tường trên phần cổ diêm giữa mái trên và mái dưới và các bức tranh gỗ, đề xuất phương án bảo tồn các bức tranh này.
Cần thu thập các căn cứ khoa học để thay thế hàng cột hiên khu vực trục 1-16/A-B, A-H/15-16 và 1-16/G-H (bản vẽ mặt bằng tu bổ), cụ thể thay thế cột vuông 110mm x 110mm sang cột tròn thiết diện 220mm.
Giải thích việc thay đổi khoảng cách giữa vị trí trục 1 và trục 2; bức tưởng trục 14 và hàng cột trục 13; khoảng cách giữa hai hàng cột trục 15 và 16 ở bản vẽ mặt bằng tu bổ và bản vẽ mặt bằng hiện trạng.
Bổ sung bản vẽ chân tảng phục chế. Thống nhất việc lát gạch 300mm x 300mm được phục chế theo mẫu gạch hiện có, lý giải việc lát gạch chéo tại khu vực nền Võ quy.
Bổ sung phương án và bản vẽ nối, vá, thay cốt ốp mang... các cấu kiện gỗ.
Đối với hai hạng mục miếu thờ: Tu bổ nền và tưởng hiện có, chỉ thay thế ngói lợp và đắp mới bờ mái. Bổ sung bản vẽ phòng chống cháy cho tổng thể khu di tích. Làm rõ những căn cứ để xây dựng dự toán, trong đó phân định rõ những nội dung công việc tu bổ, tôn tạo được áp dụng đơn giá đặc thù.
Về nguồn vốn đầu tư: vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa hỗ trợ để tu bổ, tôn tạo và phục dựng các hạng mục di tích gốc, cụ thể là đình chính và miếu thờ. Đối với các hạng mục mang tính xây dựng hạ tầng và phụ trợ đề nghị Sở VHTTDL báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh cân đối ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để thực hiện.
Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang căn cứ vào ý kiến nêu trên yêu cầu đơn vị tư vấn hoàn thiện dự án và trình uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định phê duyệt, đồng thời cho triển khai xây dựng thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán trình Bộ VHTTDL xem xét, thẩm định và bố trí vốn.
HCTC
Bộ VHTTDL lưu ý, chỉnh sửa một số nội dung sau:
Phần thuyết minh của dự án: Đề nghị bổ sung phần báo cáo đánh giá những lần tu bổ, chống xuống cấp cho di tích trong những năm trước đây. Các hoạt động sinh hoạt lễ hoạt diễn ra thường niên tại di tích, công tác quản lý, trông coi và phát huy giá trị của di tích trước và sau khi được tu bổ, tôn tạo.
Cần bổ sung phần khảo tả chi tiết về chất liệu, chủng loại vật liệu và mức độ hư hỏng của từng bộ phận, hạng mục của di tích. Đặc biệt là những bức bích họa và các họa tiết trạm trổ trang trí có giá trị, để đề xuất các phương án bảo tồn.
Thuyết minh kỹ về phương án chống mối, đề nghị bổ sung phương án chống mối nền; phương án chống cháy, trong đó đề nghị cân nhắc việc đề xuất sử dụng các loại sơn chống cháy, để đảm bảo tính mỹ thuật của di tích.
Về quy hoạch tổng mặt bằng tu bổ, tôn tạo:
Để đảm bảo cho việc đầu tư tu bổ, tôn tạo tổng thể di tích có hiệu quả nhằm phát huy tối đa giá trị của di tích, đề nghị Sở VHTTDL (là chủ đầu tư), cần đề xuất phương án di dời hộ dân hiện đang cư ngụ trong khuôn viên đình (hạng mục số 10 - bản vẽ tổng mặt bằng). Đồng thời đề xuất phương án trồng cây, trồng màu tại khu vực đất đình (hạng mục số 9) cho phù hợp để đảm bảo tính liên thông và cảnh quản của khu vực đình.
Hạn chế việc lát gạch ở khu vực sân có miếu thờ Ngũ hành Nương Nương và miếu thờ Chúa sứ Sơn Quân, đảm bảo diện tích lát gạch ở hai khu vực này cân đối với nhau.
Nghiên cứu tài liệu và lời kể nhân chứng, nhân dân địa phương. Nếu hạng mục bếp (hạng mục số 6) là hạng mục mới xây lại sau này thì nên dịch chuyển vị trí bếp tách khỏi đình chính như hiện nay.
Hạng mục nhà vệ sinh (hạng mục 11) cần dịch chuyển ra phía sau ngôi đình và không làm cửa hướng vào đình để đảm bảo cảnh quan cho di tích.
Đối với hạng mục đình chính:
Bổ sung các số liệu đánh giá mức độ hư hỏng của các cấu kiện vào các bản vẽ hiện trạng. Phân tích, làm rõ giá trị các bức tranh tường trên phần cổ diêm giữa mái trên và mái dưới và các bức tranh gỗ, đề xuất phương án bảo tồn các bức tranh này.
Cần thu thập các căn cứ khoa học để thay thế hàng cột hiên khu vực trục 1-16/A-B, A-H/15-16 và 1-16/G-H (bản vẽ mặt bằng tu bổ), cụ thể thay thế cột vuông 110mm x 110mm sang cột tròn thiết diện 220mm.
Giải thích việc thay đổi khoảng cách giữa vị trí trục 1 và trục 2; bức tưởng trục 14 và hàng cột trục 13; khoảng cách giữa hai hàng cột trục 15 và 16 ở bản vẽ mặt bằng tu bổ và bản vẽ mặt bằng hiện trạng.
Bổ sung bản vẽ chân tảng phục chế. Thống nhất việc lát gạch 300mm x 300mm được phục chế theo mẫu gạch hiện có, lý giải việc lát gạch chéo tại khu vực nền Võ quy.
Bổ sung phương án và bản vẽ nối, vá, thay cốt ốp mang... các cấu kiện gỗ.
Đối với hai hạng mục miếu thờ: Tu bổ nền và tưởng hiện có, chỉ thay thế ngói lợp và đắp mới bờ mái. Bổ sung bản vẽ phòng chống cháy cho tổng thể khu di tích. Làm rõ những căn cứ để xây dựng dự toán, trong đó phân định rõ những nội dung công việc tu bổ, tôn tạo được áp dụng đơn giá đặc thù.
Về nguồn vốn đầu tư: vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa hỗ trợ để tu bổ, tôn tạo và phục dựng các hạng mục di tích gốc, cụ thể là đình chính và miếu thờ. Đối với các hạng mục mang tính xây dựng hạ tầng và phụ trợ đề nghị Sở VHTTDL báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh cân đối ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để thực hiện.
Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang căn cứ vào ý kiến nêu trên yêu cầu đơn vị tư vấn hoàn thiện dự án và trình uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định phê duyệt, đồng thời cho triển khai xây dựng thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán trình Bộ VHTTDL xem xét, thẩm định và bố trí vốn.
HCTC