Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Thỏa thuận Đề cương Quy hoạch khảo cổ thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2016

20/11/2013 | 10:26

(VP) – Bộ VHTTDL đã ban hành Văn bản số 4201/BVHTTDL-DSVH về thỏa thuận Đề cương Quy hoạch khảo cổ thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2016.

Sau khi xem xét, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cơ bản thống nhất với nội dung Đề cương Quy hoạch khảo cổ thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2016, gồm 06 nội dung cụ thể: hệ thống hóa nguồn tài liệu sử học và hệ thống các di tích khảo cổ trên địa bàn thành phố; điều tra, thăm dò khảo cổ; xây dựng hồ sơ khoa học cho từng di tích khảo cổ, tổng hợp, hệ thống, phân loại và đánh giá các nội dung của di tích; đề xuất việc xây dựng hệ thống văn bản pháp lý phục vụ công tác quản lý di tích; đề xuất phương án cơ bản nghiên cứu kết hợp với bảo tồn di tích khảo cổ học, bảo tồn kết hợp với việc xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội của thành phố, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét phê duyệt; góp phần đào tạo nguồn nhân lực hiểu biết và góp phần bảo tồn di tích khảo cổ học.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý một số vấn đề sau:
Về tên của Đề cương: cần xem xét điều chỉnh là "Đề cương nhiệm vụ Quy hoạch di tích khảo cổ thành phố Hà Nội" theo quy định; Căn cứ pháp lý: bổ sung Nghị định 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ; các quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và phát triển ngành của thành phố Hà Nội đã được phê duyệt và các quy định hiện hành khác; không đưa các văn bản pháp lý hết hiệu lực thi hành vào Đề cương;

Nội dung của Quy hoạch:
cần chú trọng tới việc đề xuất các khu vực dễ có khả năng có di tích khảo cổ để các tổ chức, cá nhân khi được giao triển khai các dự án phát triển kinh tế-xã hội ở các khu vực này cần chủ động phối hợp với ngành văn hóa triển khai việc thăm dò; Bổ sung phần đánh giá, tổng hợp hệ thống di tích khảo cổ của thành phố Hà Nội trong mối quan hệ, tương quan với các vùng phụ cận và cả nước;

Về thời gian:
từ năm 2013-2016 là thời gian tiến hành lập Hồ sơ Quy hoạch khảo cổ. Vì vậy, trong nội dung Quy hoạch cần nêu rõ lộ trình về thời gian của Quy hoạch khảo cổ để phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hà Nội; Xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát hệ thống di tích khảo cổ và các yếu tố kinh tế-xã hội có liên quan; Nghiên cứu đánh giá các yếu tố kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến việc lập và triển khai quy hoạch khảo cổ; Xác định đặc trưng và giá trị tiêu biểu của hệ thống di tích khảo cổ; Đề xuất định hướng, kế hoạch chi tiết cho việc cắm mốc giới, giải tỏa vi phạm, thăm dò, khai quật khảo cổ và tổ chức phát huy giá trị và lập hồ sơ xếp hạng di tích khảo cổ; Nghiên cứu bổ sung cơ chế phối hợp với ngành văn hóa trong việc xử lý các di tích khảo cổ được phát hiện trong quá trình thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội; Sản phẩm của Quy hoạch cần bổ sung xây dựng cơ sở dữ liệu về khảo cổ học của thủ đô Hà Nội; Chỉnh sửa một số từ ngữ theo đúng quy định, như: "thám sát" đổi là "thăm dò".

Đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội phối hợp với cơ quan tư vấn lưu ý những vấn đề trên đây để hoàn thiện Đề cương Quy hoạch trước khi trình phê duyệt để triển khai các bước tiếp theo./.

HCTC
 

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×