Thỏa thuận chủ trương lập dự án tu bổ, tôn tạo di tích nhà thờ Đặng Công Chất
30/08/2016 | 09:31Ngày 24/8, Bộ VHTTDL đã có Văn bản số 3336/BVHTTDL-DSVH gửi UBND thành phố Hà Nội về việc thỏa thuận chủ trương lập dự án tu bổ, tôn tạo di tích nhà thờ Đặng Công Chất, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Theo đó, Bộ VHTTDL thỏa thuận chủ trương lập dự án tu bổ, tôn tạo di tích nhà thờ Đặng Công Chất, gồm hạng mục Bái đường và Hậu cung để bảo tồn và phát huy giá trị di tích bằng nguồn ngân sách của huyện Gia Lâm và nguồn huy động xã hội hóa hợp pháp khác.
Bộ VHTTDL đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế có đủ điều kiện, năng lực về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích để lập dự án theo quy định tại Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ, trình Bộ VHTTDL thẩm định.
Nhà thờ Đặng Công Chất là nơi tưởng niệm, ghi nhớ và tôn vinh về vị danh nhân có công với dân với nước ở thời Lê Trung Hưng. Nhà thờ có kiến trúc hình chữ nhị, toà tiền tế gồm ba gian hai dĩ, làm theo kiểu đầu hồi bít đốc tay ngai. Hậu cung gồm ba gian hai dĩ, xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. Cổng vào nhà thờ được làm theo kiểu tam môn, ba cửa cuốn vòm, cửa giữa rộng và cao hơn hai cửa bên. Bốn chữ Hán đắp nổi Đặng Trần gia miếu (tạm dịch: Nhà thờ dòng họ Đặng Trần), được đặt ở vị trí trung tâm tầng 2 cổng chính. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, chịu tác động của thời gian, ngôi đền tuy đã xuống cấp nhưng cho tới nay vẫn còn giữ được những nét cổ kính./.
Bộ VHTTDL đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế có đủ điều kiện, năng lực về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích để lập dự án theo quy định tại Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ, trình Bộ VHTTDL thẩm định.
Nhà thờ Đặng Công Chất là nơi tưởng niệm, ghi nhớ và tôn vinh về vị danh nhân có công với dân với nước ở thời Lê Trung Hưng. Nhà thờ có kiến trúc hình chữ nhị, toà tiền tế gồm ba gian hai dĩ, làm theo kiểu đầu hồi bít đốc tay ngai. Hậu cung gồm ba gian hai dĩ, xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. Cổng vào nhà thờ được làm theo kiểu tam môn, ba cửa cuốn vòm, cửa giữa rộng và cao hơn hai cửa bên. Bốn chữ Hán đắp nổi Đặng Trần gia miếu (tạm dịch: Nhà thờ dòng họ Đặng Trần), được đặt ở vị trí trung tâm tầng 2 cổng chính. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, chịu tác động của thời gian, ngôi đền tuy đã xuống cấp nhưng cho tới nay vẫn còn giữ được những nét cổ kính./.
Trịnh Thủy