Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Thể thao Bình Dương với những giải pháp tháo gỡ khó khăn

22/07/2024 | 11:22

Bên cạnh những kết quả đạt được sau 3 năm triển khai Đề án phát triển TDTT đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thể thao Bình Dương đang phải đối mặt với những khó khăn, thử thách cần tìm ra lời giải để đưa nền thể thao phát triển hơn nữa.

Nhiều khó khăn, thử thách

Tại buổi toạ đàm khoa học Đề án phát triển Thể dục thể thao tỉnh Bình Dương giai đoạn đến 2025, định hướng đến 2030 được tổ chức vào cuối tháng 3/2024, nhiều tồn tại, khó khăn trong quá trình phát triển nền TDTT tỉnh đã được thẳng thắn chỉ ra, trên cơ sở đó các đại biểu đã cùng nhau bàn thảo và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất để thúc đẩy sự phát triển của TDTT tỉnh nhà.

Ông Nguyễn Văn Dành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho rằng: TDTT cho mọi người phát triển mạnh nhưng chưa đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh, chỉ tập trung chủ yếu tại các thành thị, trong các doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ công chức. TDTT cho mọi người còn mang tính tự phát, thiếu bền vững; nội dung thể thao giải trí còn chưa phát huy được so với tiềm năng của tỉnh. 

Thể thao Bình Dương với những giải pháp tháo gỡ khó khăn - Ảnh 1.

Yoga là môn thể thao thu hút đông đảo từ gia đến trẻ tham gia tập luyện.

Thể dục thể thao trường học tuy đã có tiến bộ nhiều, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh và yêu cầu làm nền tảng cho thể thao thành tích cao. 

Hiện trạng cơ sở vật chất, công trình TDTT đủ tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao còn thiếu, chưa đảm bảo theo quy định chung; nơi ăn ở sinh hoạt, học tập của VĐV các tuyến còn nhiều hạn chế. Nhu cầu vốn đầu tư đòi hỏi rất lớn, nguồn vốn đầu tư phần lớn dựa vào ngân sách nhà nước; do đó, mức đầu tư cho phát triển TDTT còn hạn chế.

Công tác xã hội hoá TDTT dù có kết quả bước đầu khả khả quan nhưng vẫn còn hạn chế về nhận thức và tổ chức thực hiện; cơ chế, chính sách hữu hiệu để thu hút đầu tư xã hội hóa lĩnh vực TDTT, nhất là thể thao thành tích cao, vẫn còn khó khăn; công tác lập quy hoạch sử dụng đất cho các công trình TDTT tuy đã được thực hiện nhưng triển khai xây dựng còn chậm, nhiều địa phương đất quy hoạch cho hoạt động TDTT ngày càng thu hẹp, nhiều nơi gần như không còn…

Thiếu thiết bị khoa học kỹ thuật và cán bộ khoa học có đủ năng lực trình độ để áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công tác tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện thể thao thành tích cao. Công tác ứng dụng khoa học công nghệ trong tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện còn yếu. Đội ngũ cán bộ hướng dẫn viên, huấn luyện viên TDTT cơ sở còn thiếu, khả năng thu hút cán bộ giỏi rất hạn chế, chưa có nhiều hạt nhân thúc đẩy phong trào. Đội ngũ huấn luyện viên thể thao thành tích cao đã có trình độ chuyên môn khá nhưng cần phải bồi dưỡng, đào tạo thêm.

Kết luận 70-KL/TW là kim chỉ nam cho những định hướng phát triển của Thể thao Bình Dương

Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại cũng những định hướng phát triển thể thao trong giai đoạn mới theo Kết luận số 70-KL/TW của Bộ Chính trị là cơ sở, định hướng để các cấp các ngành tỉnh Bình Dương xây dựng mô hình về một nền thể thao phát triển. Qua đó, đưa thể thao Bình Dương vươn lên tầm cao mới, đóng góp tích cực hiệu quả vào thành tích chung của thể thao Việt Nam. 

Theo đó, một trong những giải pháp được đề cập đến là đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng của TDTT đến các các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp và nhân dân hiểu được trách nhiệm, quyền lợi của mình trong phát triển TDTT, từ đó thu hút được sự quan tâm, tham gia chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và nhân dân.

Bên cạnh nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước thì phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa TDTT và phát huy tính chủ động, tích cực của các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao, phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên, sau các hoạt động có sơ kết, tổng kết, đánh giá, khen thưởng và rút kinh nghiệm.

Phối hợp thực hiện tốt công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học, làm nền tảng phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh. Đào tạo VĐV phải thực sự được xác định là một bộ phận quan trọng của chính sách, kế hoạch phát triển TDTT nhằm bồi dưỡng và phát huy tài năng cho tỉnh, góp phần nâng cao trình độ thể thao, năng lực VĐV phục vụ cho mục tiêu hòa nhập với nền thể thao tiên tiến của thế giới. Trong thời gian tới, Bình Dương tiếp tục tập trung đầu tư phát triển những môn thể thao có thế mạnh như: bóng đá, bóng chuyền, khiêu vũ thể thao, xe đạp, võ thuật, thể dục thể hình, cờ tướng, cờ vua… trong đó có những môn nằm trong nhóm 1 của Quốc gia (thi đấu SEA Games, Asiad, Olympic) và là những môn đạt huy chương cấp quốc tế, châu lục của các đội tuyển thể thao tỉnh. Việc chuẩn hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị cũng được quan tâm nhằm đáp ứng yêu cầu tập luyện của các VĐV, phục vụ công tác tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế.

Ngành VHTTDL Bình Dương tiếp tục tham mưu thực hiện tốt chế độ chính sách đối với HLV, VĐV của tỉnh; bố trí kinh phí để đầu tư, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa cơ sở vật chất, sân bãi thi đấu theo hướng hiện đại, đạt chuẩn; ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ trong công tác tổ chức thi đấu thể thao phù hợp xu thế phát triển; tích cực huy động các nguồn lực xã hội theo chủ trương xã hội hóa trong việc tham gia, hỗ trợ tổ chức thi đấu các giải thể thao.

Ngoài đầu tư kinh phí, đào tạo tập trung phát triển các môn thể thao thế mạnh, còn có hệ thống các lớp năng khiếu ban đầu tập trung ở cơ sở, nhằm cung cấp những VĐV tài năng cho thể thao thành tích cao. Đồng thời, tập trung rà soát, bổ sung quy hoạch lực lượng cho các môn thể thao trọng điểm đã và đang có những VĐV đạt thành tích, đẳng cấp quốc tế để tiếp tục đầu tư chuyên biệt, hướng đến mục tiêu đạt thành tích cao; cải thiện, nâng cao chế độ dinh dưỡng, đời sống cho đội ngũ HLV, VĐV...

Đặc biệt, Bình Dương đã, đang và sẽ tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, hạng mục phục vụ hoạt động TDTT đã được phê duyệt và lộ trình, phương án xây dựng Khu liên hợp Văn hóa Thể thao, với các hạng mục như: Cụm sân vận động, cụm Nhà thi đấu đa năng, Cung thể thao dưới nước, Khu dịch vụ và các công trình văn hóa, trung tâm hội nghị, cụm nhà hàng, khách sạn.

Sân vận động đủ tiêu chuẩn tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao mang tầm quốc gia và quốc tế.. Ngoài ra, còn có cả cụm nhà thi đấu TDTT đa năng hiện đại cùng hệ thống các nhà thi đấu quy mô nhỏ hơn, nhà tập TDTT đa môn, khu thi đấu thể thao dưới nước, khu dịch vụ thể thao và công trình khác…

Theo Cục Thể dục thể thao

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×