Thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” lần 7
15/02/2012 | 10:27(VP) - Ngày 03/02/2012, Thủ tướng Chính phủ cũng đã quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” lần thứ 7.
Theo quyết định, Hội đồng gồm 23 thành viên do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh làm Chủ tịch Hội đồng.
Hội đồng có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét, lựa chọn những nghệ sĩ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để trình Chủ tịch nước xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú”.
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc: Các phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất ¾ tổng số thành viên của Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng; các cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu phải được ít nhất 90% số phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng.
Đồng thời, căn cứ kết luận, kiến nghị của các Hội đồng chuyên ngành và tiêu chuẩn đối với từng danh hiệu, Hội đồng tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín đối với từng nghệ sĩ được đề nghị; lập danh sách các nghệ sĩ được đề nghị tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” theo từng lĩnh vực và thông báo công khai danh sách này trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi có kết quả xét tặng của Hội đồng.
Sau khi tổng hợp kết quả xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” và tham khảo, tiếp thu ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng, Hội đồng gửi hồ sơ đến Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, trình Chủ tịch nước.
Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bộ VHTTDL là cơ quan thường trực của Hội đồng. Hội đồng có Tổ Thư ký giúp việc do Bộ trưởng Bộ VHTTDL thành lập và được sử dụng con dấu của Bộ VHTTDL để giải quyết công việc.
HCTC
(Nguồn Quyết định số 140/QĐ-TTg)
Hội đồng có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét, lựa chọn những nghệ sĩ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để trình Chủ tịch nước xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú”.
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc: Các phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất ¾ tổng số thành viên của Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng; các cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu phải được ít nhất 90% số phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng.
Đồng thời, căn cứ kết luận, kiến nghị của các Hội đồng chuyên ngành và tiêu chuẩn đối với từng danh hiệu, Hội đồng tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín đối với từng nghệ sĩ được đề nghị; lập danh sách các nghệ sĩ được đề nghị tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” theo từng lĩnh vực và thông báo công khai danh sách này trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi có kết quả xét tặng của Hội đồng.
Sau khi tổng hợp kết quả xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” và tham khảo, tiếp thu ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng, Hội đồng gửi hồ sơ đến Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, trình Chủ tịch nước.
Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bộ VHTTDL là cơ quan thường trực của Hội đồng. Hội đồng có Tổ Thư ký giúp việc do Bộ trưởng Bộ VHTTDL thành lập và được sử dụng con dấu của Bộ VHTTDL để giải quyết công việc.
HCTC
(Nguồn Quyết định số 140/QĐ-TTg)