Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Tham vấn thống nhất các chỉ số hiện hành về PCBLGĐ và Khung theo dõi, đánh giá thực hiện chương trình hành động quốc gia về PCBLGĐ

18/09/2015 | 07:00

Trong 02 ngày 15-16.9.2015 tại Hải Phòng, Bộ VHTTDL đã phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức Hội thảo tham vấn lần thứ nhất góp ý “Báo cáo, Rà soát, thống nhất các chỉ số hiện hành về Phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ)”; dự thảo “Khung theo dõi và đánh giá thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về PCBLGĐ đến năm 2020”.

Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ, Sở VHTTDL tỉnh Hải Phòng và một số tỉnh/thành: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang..., đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam; các chuyên gia, nhà nghiên cứu về PCBLGĐ và một số cơ quan báo chí Trung ương.

 
Các đại biểu chia nhóm để thảo luận Khung theo dõi và đánh giá thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về PCBLGĐ đến năm 2020

Hội thảo đã dành riêng sáng ngày 15.9.2015 để các đại biểu nghe chuyên gia trình bày “Báo cáo rà soát hệ thống thông tin thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về PCBLGĐ”. Ngày 06.02.2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 215/QĐ-TTG phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về PCBLGĐ đến năm 2020 với những mục tiêu, chỉ tiêu cho từng giai đoạn và các nhiệm vụ cụ thể cho từng Ban, Bộ, ngành Trung ương, trong đó Bộ VHTTDL có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy chế phối hợp liên ngành, bao gồm cả Khung theo dõi, đánh giá việc thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về PCBLGĐ đến năm 2020.

Trong khuôn khổ dự án VNM8P05 của Bộ VHTTDL hợp tác với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), để Xây dựng Khung theo dõi, đánh giá thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về PCBLGĐ đến năm 2020, từ ngày 13.8-11.9.2015, nhóm chuyên gia đã tiến hành khảo sát hệ thống thông tin về việc thực hiện Chương trình của các Bộ, ngành Trung ương liên quan.

Mục tiêu của việc khảo sát, rà soát nhằm nắm bắt thực trạng hệ thống thông tin, các hoạt động thực hiện chương trình Hành động quốc gia về PCBLGĐ đang được triển khai tại các Bộ, ngành làm cơ sở cho việc xây dựng khung theo dõi, đánh giá thực hiện chương trình đến năm 2020.

Việc khảo sát được thực hiện bằng các phương pháp: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến hoạt động trong chương trình hành động quốc gia về PCBLGĐ; khảo sát hệ thống thông tin theo dõi, đánh giá hoạt động PCBLGĐ của các Bộ, ngành (trong đó, xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn về thực trạng thu thạp thông tin của các Bộ, ngành liên quan đến nhiệm vụ đã được phân công trong Chương trình Hành động quốc gia về PCBLGĐ đến năm 2020 và khảo sát thực tế hệ thống thông tin PCBLGĐ).

Phát biểu tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Gia đình - Trần Tuyết Ánh cho biết: trên cơ sở kết quả rà soát hệ thống thông tin thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về PCBLGĐ tại các Ban, Bộ, ngành, Hội thảo sẽ đi đến thống nhất để đưa ra Khung Theo dõi và đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia về PCBLGĐ đến năm 2020.

Chiều cùng ngày, các đại biểu đã chia nhóm để thảo luận, góp ý cho dự thảo Khung theo dõi, đánh giá thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về PCBLGĐ đến năm 2020. Tại đây, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận và đưa ra các ý kiến nhằm hoàn thiện những mục tiêu, chỉ tiêu cho từng giai đoạn và các nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, Bộ, ngành Trung ương.

Theo ông Nguyễn Xuân Hồng - đại diện cho Quỹ Dân số Liên hiệp quốc tại Việt Nam: Hội thảo lần này nhằm tiến tới một bộ khung đánh giá việc thực hiện PCBLGĐ. Đây là bước đi bài bản với sự nỗ lực lớn của các Ban, Bộ, ngành trong việc PCBLGĐ ở Việt Nam. Ông đánh giá cao các tỉnh/thành tham gia thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về PCBLGĐ đã có nhiều mô hình và sáng kiến kinh nghiệm trong việc PCBLGĐ.

Khung theo dõi, đánh giá thực hiện Chương trình Chương trình Hành động quốc gia về PCBLGĐ nhằm mục đích:

Cung cấp thông tin, bằng chứng về tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình từng năm, để góp phần ra những quyết định kịp thời;

Cung cấp bằng chứng nhằm phục vụ xây dựng kế hoạch hoạt động và hoạch định chính sách về PCBLGĐ;

Chứng minh kết quả và nâng cao trách nhiệm giải trình, tránh sự trùng chéo có thể xảy ra, tăng sự phối hợp khi nhiều cơ quan cùng tham gia;

Nâng cao khả năng điều phối, quản lý, theo dõi, đánh giá của các cơ quan tham gia trongng việc PCBLGĐ thuộc lĩnh vực quản lý
Đóng góp vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của Bộ VHTTDL và UNFPA trong lĩnh vực PCBLGĐ.


CTTĐT

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×