Thẩm định Dự án và thỏa thuận tu bổ, tôn tạo các di tích tại Hà Nội
24/10/2011 | 00:26(VP) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản nhất trí thỏa thuận Báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ, tôn tạo di tích đình, chùa Đại Áng, đình Dịch Vọng Sở và 10 ngôi nhà cổ - xã Đường Lâm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cụ thể, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận Dự án đầu tư xây dựng tu bổ, tôn tạo di tích - chùa Đại Áng bao gồm các nội dung: Tôn tạo tổng thể; tu bổ tôn tạo đình và chùa Đại Áng. Đồng thời, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý: đình Đại Áng, tu bổ nguyên trạng tả vu, tôn tạo lại toà hữu vu theo mẫu hiện có; điều hình cửa phòng tắm nhà vệ sinh cho phù hợp. Đối với nhà Mẫu chùa Đại Áng, tái sử dụng bộ vì gỗ chính còn khả năng sử dụng, thu nhỏ hậu cung để phù hợp với tiền tế phía trước; không chạm rồng đầu dư và giảm bớt trang trí hoa văn trên bẩy hiên toà tiền tế.
Sau khi xem xét đề nghị, Bộ nhất trí thoả thuận Báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ, tôn tạo di tích đình Dịch Vọng Sở, bao gồm các hạng mục: tu bổ Đại bái, Nghi môn, Bình phong; tôn tạo sân trước; xây dựng Am hoá sớ và hạ tầng kỹ thuật. Bộ cũng lưu ý một số điểm: Đối với Đại bái, cần nghiên cứu, điều chỉnh độ rộng phần nền lát đá cho phù hợp; giữ nguyên hình thức cửa bức bàn, không làm cửa tượng song hạ bản.
Chủ đầu tư cần thành lập Hội đồng phân loại, đánh giá cấu kiện ngay sau khi hạ giải Đại bái nhằm lựa chọn, tái sử dụng các cấu kiện còn tốt theo nguyên tắc bảo tồn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích; tuyệt đối không hạ giả, phá vỡ Bình phong và Nghi mô, dùng biện pháp kê kích chân để nâng cốt của hai hạng mục này, sau đó tiến hành tu bổ và chỉnh sửa các ch tiết chưa phù hợp; dịch chuyển vị trí Am hoá sớ vào khoảng giữa hai trụ tường rào.
Riêng đối với Dự án thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ 10 nhà cổ thuộc di tích làng cổ Đường Lâm, thành phố Hà Nội. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý, nhà Bà Hà Thị Điền tu bổ nguyên trạng đấu nắm cơm và vẽ ghi đầy đủ cấu tạo bờ nóc trước khi hạ giải để phục vụ việc phục hồi.
Đối với nhà ông Nguyễn Trọng Huyền, giữ nguyên cửa hiện có tại vị trí 3/C-D, tu bổ nguyên trạng cửa sổ S1; nhà ông Bùi Tiến Sủng, tu bổ nguyên trạng tại vị trí mục 3/B-C, 8/B-C và tu bổ nguyên trạng đấu nắm cơm hiện có; nhà ông Kiều Anh Ban chỉ thay mới cửa đi trục E/2-3, E/6-7 khi có đủ cơ sở khoa học, tu bổ nguyên trạng đấu nắm cơm phía hữu, phấn đấu nắm cơm bên tả phục hồi theo mẫu đấy nắm cơm hiện còn. Điều chỉnh lại tên gọi vị trí của từng cánh cửa trong bản vẽ cửa cho phù hợp với vị trí cửa trên bản vẽ mặt bằng công trình.
Nhà bà Hà Thị Xuân cần khảo sát, phân tích kỹ hiện trạng và điều tra thêm ý kiến của chủ nhà nhằm làm rõ lịch sử cửa đi Đ1 và cửa đi Đ6 để có đủ cơ sở quyết định loại bỏ cửa đi Đ6, phục hồi cửa đi Đ1, tu bổ nguyên trạng đấu nắm cơm và cánh phong; nhà ông Phan Văn Thu điều chỉnh lại kích thước gạch lát nền đúng với chủng loại gạch Bát lát nền hiện có; Nhà ông Phan Văn Lân cần nghiên cứu hệ thống lỗ mộng trên hàng cột hiên để có cơ sở phục hồi hệ thống cửa đi, nhất là cao độ ngưỡng cửa; nhà ông Nguyễn Ngọc Lê tu bổ nguyên trạng đấu nắm cơm hiện có.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cần chỉ đạo chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện Báo cáo kinh tế kỹ thuật, sau đó phê duyệt theo thẩm quyền. Chủ đầu tư cần tổ chức đánh giá, phân loại để tái sử dụng tối đa các cấu kiện kiến trúc gỗ, chân tảng ngói lợp còn khả năng sử dụng ngay sau khi hạ giải công trình.
HCTC
(Nguồn Công văn số 3236, 3190, 3235/BVHTTDL-DSVH)
Sau khi xem xét đề nghị, Bộ nhất trí thoả thuận Báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ, tôn tạo di tích đình Dịch Vọng Sở, bao gồm các hạng mục: tu bổ Đại bái, Nghi môn, Bình phong; tôn tạo sân trước; xây dựng Am hoá sớ và hạ tầng kỹ thuật. Bộ cũng lưu ý một số điểm: Đối với Đại bái, cần nghiên cứu, điều chỉnh độ rộng phần nền lát đá cho phù hợp; giữ nguyên hình thức cửa bức bàn, không làm cửa tượng song hạ bản.
Chủ đầu tư cần thành lập Hội đồng phân loại, đánh giá cấu kiện ngay sau khi hạ giải Đại bái nhằm lựa chọn, tái sử dụng các cấu kiện còn tốt theo nguyên tắc bảo tồn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích; tuyệt đối không hạ giả, phá vỡ Bình phong và Nghi mô, dùng biện pháp kê kích chân để nâng cốt của hai hạng mục này, sau đó tiến hành tu bổ và chỉnh sửa các ch tiết chưa phù hợp; dịch chuyển vị trí Am hoá sớ vào khoảng giữa hai trụ tường rào.
Riêng đối với Dự án thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ 10 nhà cổ thuộc di tích làng cổ Đường Lâm, thành phố Hà Nội. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý, nhà Bà Hà Thị Điền tu bổ nguyên trạng đấu nắm cơm và vẽ ghi đầy đủ cấu tạo bờ nóc trước khi hạ giải để phục vụ việc phục hồi.
Đối với nhà ông Nguyễn Trọng Huyền, giữ nguyên cửa hiện có tại vị trí 3/C-D, tu bổ nguyên trạng cửa sổ S1; nhà ông Bùi Tiến Sủng, tu bổ nguyên trạng tại vị trí mục 3/B-C, 8/B-C và tu bổ nguyên trạng đấu nắm cơm hiện có; nhà ông Kiều Anh Ban chỉ thay mới cửa đi trục E/2-3, E/6-7 khi có đủ cơ sở khoa học, tu bổ nguyên trạng đấu nắm cơm phía hữu, phấn đấu nắm cơm bên tả phục hồi theo mẫu đấy nắm cơm hiện còn. Điều chỉnh lại tên gọi vị trí của từng cánh cửa trong bản vẽ cửa cho phù hợp với vị trí cửa trên bản vẽ mặt bằng công trình.
Nhà bà Hà Thị Xuân cần khảo sát, phân tích kỹ hiện trạng và điều tra thêm ý kiến của chủ nhà nhằm làm rõ lịch sử cửa đi Đ1 và cửa đi Đ6 để có đủ cơ sở quyết định loại bỏ cửa đi Đ6, phục hồi cửa đi Đ1, tu bổ nguyên trạng đấu nắm cơm và cánh phong; nhà ông Phan Văn Thu điều chỉnh lại kích thước gạch lát nền đúng với chủng loại gạch Bát lát nền hiện có; Nhà ông Phan Văn Lân cần nghiên cứu hệ thống lỗ mộng trên hàng cột hiên để có cơ sở phục hồi hệ thống cửa đi, nhất là cao độ ngưỡng cửa; nhà ông Nguyễn Ngọc Lê tu bổ nguyên trạng đấu nắm cơm hiện có.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cần chỉ đạo chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện Báo cáo kinh tế kỹ thuật, sau đó phê duyệt theo thẩm quyền. Chủ đầu tư cần tổ chức đánh giá, phân loại để tái sử dụng tối đa các cấu kiện kiến trúc gỗ, chân tảng ngói lợp còn khả năng sử dụng ngay sau khi hạ giải công trình.
HCTC
(Nguồn Công văn số 3236, 3190, 3235/BVHTTDL-DSVH)