Thẩm định các sắc, bằng liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam được phát hiện ở tỉnh Bình Thuận
12/06/2014 | 15:56Ngày 10/6/2014, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 1868/BVHTTDL-DSVH cho ý kiến về việc thẩm định 07 sắc, bằng liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam được phát hiện ở tỉnh Bình Thuận.
Qua kiểm tra thực tế tại di tích quốc gia đình Bình An, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận và tiến hành giám định 07 sắc, bằng tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận, Bộ VHTTDL có ý kiến như sau:
Đây là 07 sắc, bằng của triều đình nhà Nguyễn ban, cấp cho 02 nhân vật là Lê Văn Châm và Lê Non để thực thi nhiệm vụ trong công việc lãnh đạo, chỉ huy quân sĩ thuộc các đội thủy binh bảo vệ, tuần phòng vùng biển từ Bình Thuận đến Khánh Hòa. Để xác định được đầy đủ giá trị của các sắc, bằng này, cần tổ chức dịch thuật kỹ lưỡng, đồng thời nghiên cứu, tham khảo nhiều nguồn tư liệu thư tịch và tư liệu điền dã khác. Tuy vậy, bước đầu có thể nhận thấy, dù không trực tiếp đề cập các địa danh Hoàng Sa, Trường Sa, song các văn bản này đều là các văn bản gốc, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học quan trọng, khẳng định triều đình nhà Nguyễn đã thiết lập các đội thủy binh, quan tâm đến việc bố phòng, bảo vệ vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Bộ VHTTDL đánh giá cao việc UBND tỉnh Bình Thuận đã kịp thời chỉ đạo Sở VHTTDL tỉnh Bình Thuận, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tuyên truyền, vận động để nhân dân chuyển giao các tài liệu quan trọng này cho Bảo tàng tỉnh, giúp việc giám định tài liệu kịp thời và có điều kiện tổ chức bảo vệ, phát huy giá trị lâu dài. Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Bình Thuận tham mưu cho UBND tỉnh có hình thức khen thưởng xứng đáng và kịp thời cho các tổ chức, cá nhân có công trong việc lưu giữ và chuyển giao các hiện vật tài liệu trên.
Hiện tại trên cả nước, các văn bản Hán Nôm tương tự lưu giữ ở các địa phương về việc thực thi các quyền chủ quyền biển đảo Việt Nam không còn nhiều, vì vậy Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Bình Thuận tiếp tục sưu tầm, bảo quản và phối hợp với cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ đặc biệt đối với các tài liệu liên quan đến vấn đề lịch sử, biển đảo của Tổ quốc hiện đang được lưu giữ tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
HCTC
Đây là 07 sắc, bằng của triều đình nhà Nguyễn ban, cấp cho 02 nhân vật là Lê Văn Châm và Lê Non để thực thi nhiệm vụ trong công việc lãnh đạo, chỉ huy quân sĩ thuộc các đội thủy binh bảo vệ, tuần phòng vùng biển từ Bình Thuận đến Khánh Hòa. Để xác định được đầy đủ giá trị của các sắc, bằng này, cần tổ chức dịch thuật kỹ lưỡng, đồng thời nghiên cứu, tham khảo nhiều nguồn tư liệu thư tịch và tư liệu điền dã khác. Tuy vậy, bước đầu có thể nhận thấy, dù không trực tiếp đề cập các địa danh Hoàng Sa, Trường Sa, song các văn bản này đều là các văn bản gốc, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học quan trọng, khẳng định triều đình nhà Nguyễn đã thiết lập các đội thủy binh, quan tâm đến việc bố phòng, bảo vệ vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Bộ VHTTDL đánh giá cao việc UBND tỉnh Bình Thuận đã kịp thời chỉ đạo Sở VHTTDL tỉnh Bình Thuận, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tuyên truyền, vận động để nhân dân chuyển giao các tài liệu quan trọng này cho Bảo tàng tỉnh, giúp việc giám định tài liệu kịp thời và có điều kiện tổ chức bảo vệ, phát huy giá trị lâu dài. Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Bình Thuận tham mưu cho UBND tỉnh có hình thức khen thưởng xứng đáng và kịp thời cho các tổ chức, cá nhân có công trong việc lưu giữ và chuyển giao các hiện vật tài liệu trên.
Hiện tại trên cả nước, các văn bản Hán Nôm tương tự lưu giữ ở các địa phương về việc thực thi các quyền chủ quyền biển đảo Việt Nam không còn nhiều, vì vậy Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Bình Thuận tiếp tục sưu tầm, bảo quản và phối hợp với cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ đặc biệt đối với các tài liệu liên quan đến vấn đề lịch sử, biển đảo của Tổ quốc hiện đang được lưu giữ tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
HCTC