Tạo hành lang pháp lý tốt nhất để nghệ thuật biểu diễn phát triển, phục vụ con người
02/08/2022 | 14:48Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, vấn đề về pháp luật đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn luôn được lãnh đạo Bộ VHTTDL quan tâm nhằm tạo hành lang pháp lý tốt nhất để nghệ thuật biểu diễn được phát triển, phục vụ nhu cầu giải trí của con người.
Tại Hội thảo thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về văn hóa trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức, ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VHTTDL cho biết, trong thời kỳ hội nhập và phát triển Đảng và Nhà nước luôn coi văn hóa là nền tảng tinh thần, là động lực, mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội. Việc quản lý nhằm bảo tồn, kế thừa, phát triển những giá trị văn hóa dân tộc là quốc sách hàng đầu được ghi nhận trong các bản Hiến pháp và trong các Nghị quyết của Đảng.
Một trong những lĩnh vực hoạt động phổ biến trong đời sống văn hóa xã hội ở nước ta, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm, nhận thức của nhiều cá nhân đó là hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Sự tác động của khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, của quá trình giao lưu văn hóa và hội nhập kinh tế đã đưa nghệ thuật biểu diễn không chỉ trở thành sản phẩm tinh thần đáp ứng nhu cầu của quần chúng mà còn trở thành một bộ phận của kinh tế thị trường phát triển năng động, sáng tạo. Phát triển nghệ thuật biểu diễn đi đúng hướng dân tộc, khoa học, đại chúng, phù hợp với bối cảnh thực tế của xu hướng phát triển chắc chắn không thể thiếu vai trò then chốt của quản lý nhà nước.
Tạo hành lang pháp lý tốt nhất để nghệ thuật biểu diễn phát triển
Theo ông Trần Hướng Dương, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, vấn đề về pháp luật đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn luôn được lãnh đạo Bộ VHTTDL quan tâm nhằm tạo hành lang pháp lý tốt nhất để nghệ thuật biểu diễn được phát triển, phục vụ nhu cầu giải trí của con người.
Quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật biểu diễn là quản lý hành vi. Theo đó, hoạt động nghệ thuật biểu diễn phải liệt kê được những hình thức điển hình để kiểm soát, kiểm duyệt trước khi được truyền đạt đến công chúng. Trước đây, quan điểm này được áp dụng thực thi theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 5/10/2012 quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Sau đó quy định được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 15/2016/NĐ-CP.
Tuy nhiên, qua thời gian triển khai thực hiện, công tác quản lý nhà nước hoạt động nghệ thuật biểu diễn theo hình thức tiền kiểm bộc lộ một số vấn đề hạn chế, chưa phù hợp với thực tiễn.
Nghị định 144/2020/NĐ-CP ra đời trên cơ sở kế thừa những quy định còn phù hợp tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP, Nghị định số 15/2016/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những quy định không phù hợp với thực tiễn quản lý. Bên cạnh đó vẫn bảo đảm sự thống nhất trong công tác quản lý nhà nước; tạo thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình áp dụng, thực thì pháp luật.
Theo ông Trần Hướng Dương, Nghị định 144/2020/NĐ-CP góp phần hoàn thiện và tạo sự thống nhất, xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại, đầu tư kinh doanh, đồng thời mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường nghệ thuật biểu diễn, tiến tới hội nhập nền thương mại toàn cầu.
Nghị định này tháo nhiều "nút thắt" cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn lâu nay. Cụ thể như cắt giảm 6/10 thủ tục hành chính, bao gồm cấp giấy phép cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam, cá nhân, tổ chức Việt Nam ra nước ngoài biểu diễn, giấy phép tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu thuộc thẩm quyền của Bộ VHTTDL, phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và giấy phép phổ biến âm nhạc, sân khấu.
Như vậy, những vấn đề từng gây tranh cãi gay gắt trong dư luận trước đây như cấp phép phổ biến ca khúc, đặc biệt là ca khúc sáng tác trước năm 1975 sẽ được điều chỉnh, thống nhất.
Cần giải pháp mang tính đột phá trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VHTTDL cho rằng, hành lang pháp lý cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật dần được hoàn thiện phù hợp với đời sống thực tiễn. Chúng ta nhìn thẳng vào thực tế sẽ thấy việc ứng dụng những thành tựu cuộc cách mạng 4.0 vào nghệ thuật biểu diễn còn nhiều hạn chế. Ứng dụng công nghệ còn có thể giải quyết khó khăn thiết thực trong công tác quản lý biểu diễn nghệ thuật, như vấn đề thương mại điện tử, quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm nghệ thuật hiện nay.
Theo ông Trần Hướng Dương, điều cấp thiết đặt ra là các chương trình nghệ thuật biểu diễn phải tìm thấy nhiều phương thức khác nhau để tiếp cận, phục vụ công chúng một cách nhanh chóng, phù hợp và hấp dẫn nhất. Chúng sẽ phải áp dụng các công nghệ hiện đại, đa dạng hóa sáng tạo. Muốn vậy, những người làm nghệ thuật phải đối mới từ tư duy.
Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho rằng, để tận dụng các lợi thế của Việt Nam, đón đầu cơ hội và giảm thiểu bất lợi trước các thách thức của xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn cần thực hiện một số giải pháp mang tính đột phá.
Trong đó, ưu tiên đầu tư kính phí để thực hiện ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm phát triển nội dung sáng tạo trên một số lĩnh vực có lợi thể cạnh tranh của ngành văn hóa nghệ thuật Việt Nam như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn để không bị tụt hậu và kịp thời nắm bắt cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại.
Bên cạnh đó, cần đổi mới giáo dục một cách toàn diện theo hướng thúc đẩy tư duy súng tạo và đổi mới. Có sự liên kết, kết nối giữa những người ở các ngành nghề khác nhau sẽ giúp tăng cường tính hiệu quả, giảm chi phí, và có nhiều cơ hội để nảy sinh ý tưởng đối mới sáng tạo, tiếp cận thị trưởng và thành công về kinh tế.
Ngoài ra, hoàn thiện khung pháp lý nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, quản lý hiệu quả thương mại điện tử và tăng cường hiệu quả công tác thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường thực và môi trường số.
Ông Trần Hướng Dướng nhấn mạnh, nghệ thuật biểu diễn những năm qua góp phần gìn giữ, bảo tồn và phụ huy hiệu quả các giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tôn vinh quá khứ hào hùng trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, dựng xây đất nước đối với thế hệ trẻ hiện nay. Bên cạnh đó còn tiếp thu có chọn lọc những thành tựu khoa học, công nghệ, phương pháp sáng tạo của một số quốc gia trên thế giới để góp phần xây dựng nền nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, giàu bản sắc dân tộc.
Bộ VHTTDL thường xuyên quan tâm, tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện chính sách pháp luật tạo những chuyển biển tích cực, từng bước thay đổi hoạt động nghệ thuật biểu diễn, đáp ứng đòi hỏi của đời sống xã hội.
Nhiều tác phẩm nghệ thuật phản ảnh sâu sắc thành tựu của Đảng và nhân dân thời kỳ đổi mới, đề cao giá trị nhân văn, tác động tích cực vào nhận thức để hướng khán giả vươn tới chân, thiện, mỹ. Các tác phẩm nghệ thuật còn giữ vai trò tiên phong, phản ánh những vấn đề nóng bỏng của xã hội, lên án các biểu hiện tiêu cực, đặc biệt là những vấn nạn gây bức xúc trong nhân dân như suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống; góp phần cảnh tỉnh, ngăn chặn các xu hướng tiêu cực đang diễn ra./.