Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng

12/07/2019 | 16:42

Ngày 11/7/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 861/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021".

Theo đó, mục tiêu chung được đặt ra là tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính; xây dựng lối sống liêm chính và tuân thủ pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; đưa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng phát triển ổn định, bền vững, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; góp phần tích cực cải thiện tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa/Nguồn: dangcongsan.vn

Đề án được triển khai ở tất cả các bộ, ngành, đoàn thể trung ương và chính quyền, đoàn thể địa phương các cấp từ năm 2019 đến hết năm 2021 cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; học sinh, sinh viên và người dân trên địa bàn dân cư. Trong đó, đối tượng tập trung ưu tiên gồm: Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; lãnh đạo các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp; người lao động và học sinh, sinh viên.

Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng bao gồm: Thực trạng, nguyên nhân, điều kiện tham nhũng và giải pháp phòng, chống tham nhũng; Ý nghĩa, tầm quan trọng của phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức liêm chính; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức liêm chính và phòng, chống tham nhũng; Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành, trọng tâm là các quy định mới về: hành vi tham nhũng, phòng chống tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trong lịch sử Việt Nam; Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, hợp tác quốc tế của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng, kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng; Tình hình, kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và công dân trong phòng, chống tham nhũng; Mô hình, kinh nghiệm, gương tiêu biểu về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính; Các sự kiện, vấn đề chính trị - pháp lý - kinh tế - văn hóa - xã hội có chủ đề, nội dung về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính.

Xem chi tiết văn bản tại đây.

Hằng Đinh

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×