Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Tăng cường phối hợp với các tỉnh, TP trong công tác quản lý, khai thác, vận hành khu các làng dân tộc thuộc Làng VHDL các dân tộc Việt Nam.

16/07/2010 | 12:14

(VP)- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành văn bản số 2319/BVHTTDL-LVH về việc phối hợp quản lý, khai thác, vận hành khu các làng dân tộc thuộc Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Theo đó, Bộ VHTTDL đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bằng các chương trình, hoạt động thiết thực, cụ thể tham gia, phối hợp tạo dựng và vun đắp “ngôi nhà chung” – Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam với các nội dung sau:  

Về quan điểm, nhận thức:

Quán triệt quan điểm “để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình” các địa phương, các dân tộc là chủ thể của các không gian, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch tại khu các làng dân tộc thuộc Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam – nơi tập trung tái hiện, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam, nơi gặp gỡ, giao lưu góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.  

Sức sống, sự phát triển của Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam được hình thành, duy trì và tiếp nối từ chính mạch nguồn của các địa phương, các dân tộc, do đó cần thiết có cơ chế, chính sách và các chương trình cụ thể góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc trong đa dạng của các dân tộc tại các địa phương.  

Xác định chính quyền các địa phương có vai trò rất quan trọng để các dân tộc-chủ thể văn hóa tự giới thiệu tạo sự kết nối, tương hỗ, phối hợp với Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam thì cơ chế phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đóng vai trò then chốt. Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam là một địa chỉ đại diện của các dân tộc của địa phương mình tại Thủ đô, đồng bào các dân tộc ở địa phương xem Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam là quê hương thứ 2 của dân tộc mình. Các địa phương ngoài những chương trình phối hợp cụ thể cần coi trọng việc quảng bá, giới thiệu về địa phương (tiềm năng, lợi thế, thành tựu…) và các dân tộc của địa phương mình góp phần xây dựng hình ảnh, tăng cường giao lưu, đoàn kết cùng tạo dựng “ngôi nhà chung”.  

Về cơ chế chính sách:

Phối hợp với Bộ VHTTDL xây dựng quy chế phối hợp giữa Trung ương với các địa phương trong quản lý, khai thác, vận hành Khu các làng dân tộc thuộc Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong năm 2010.  

Có cơ chế chính sách phù hợp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tại địa phương đồng thời huy động sự tham gia của đồng bào các dân tộc địa phương thể hiện nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, địa phương thông qua việc quản lý, khai thác, vận hành khu các làng dân tộc thuộc Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.  

Kinh phí thực hiện các hoạt động phối hợp được xây dựng trên cơ sở quy chế phối hợp và được cụ thể hóa trong các chương trình phối hợp giữa Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam với từng địa phương theo quy định.  

Về chương trình, nội dung phối hợp:

Có chương trình, kế hoạch tuyên truyền về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, lồng ghép tuyên truyền nhận thức, quan điểm và trách nhiệm cùng tạo dựng, vun đắp “ngôi nhà chung” của các dân tộc tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Chủ động xây dựng chương trình phối hợp của địa phương luân phiên tái hiện các hoạt động văn hóa tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.  

Cử các nhóm đại diện các dân tộc tiêu biểu của địa phương luân phiên tái hiện các hoạt động văn hóa và quảng bá văn hóa, du lịch tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam theo đề nghị của Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Trước mắt đề nghị UBND các tỉnh, thành phố cử đại diện tham dự các hoạt động khai trương Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam trong khuôn khổ các chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội và chỉ đạo, hỗ trợ các đoàn của địa phương, đồng bào các dân tộc tham gia theo đề nghị của Ban Tổ chức.  

Hưởng ứng cuộc vân động hiến tặng tư liệu-hiện vật vào khu các làng dân tộc có liên quan tới các dân tộc, địa phương mình góp phần bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa địa phương, dân tộc tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.  

HCTC

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×