Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa

18/12/2013 | 09:18

(VP) – Ngày 12/12, Bộ VHTTDL ban hành Văn bản số 4541/BVHTTDL-DSVH gửi Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa.

Để tiếp tục triển khai các quy định của pháp luật về di sản văn hóa đáp ứng yêu cầu tình hình thực tiễn hiện nay, Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Tăng cường các hình thức và giải pháp tuyền pháp luật về di sản văn hóa.

Chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kiện toàn mô hình quản lý di tích; tăng cường thực hiện nếp sống văn minh tại các di tích và lễ hội.

Đẩy mạnh công tác kiểm kê, nhận diện di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật; trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, công nhận bảo vật quốc gia; đề nghị Bộ trưởng Bộ VHTTDL công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể.

Tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với hỗ trợ phát triển du lịch, đặc biệt là những di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận; tiếp tục xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình UNESCO công nhận; tiếp tục xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Khẩn trưởng tổ chức lập quy hoạch khảo cổ ở địa phương; tổ chức kiểm kê các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên ở địa phương; triển khai cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích trên thực địa, nhằm tăng cường phân cấp quản lý di sản văn hóa, tạo cơ sở pháp lý, khoa học cho việc bảo vệ các địa điểm, di tích khảo cổ, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương và ngăn ngừa tình trạng xâm phạm di tích trước tốc độ đô thị hóa hiện nay.

Quan tâm đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ ngành có phẩm chất chất chính trị, trí tuệ, năng lực và có chuyên môn sâu trong quản lý, nhằm kiện toàn đội ngũ làm công tác bảo vệ di sản văn hóa.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống bảo tàng theo hướng đổi mới; khuyến khích bảo tàng tăng cường việc nghiên cứu, xây dựng các chương trình giáo dục cụ thể cho từng đối tượng khách tham quan chuyên biệt để trưng bày bảo tàng phát huy giá trị, có tầm ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội.

Tích cực, chủ động hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực, học hỏi kinh nghiệm bảo tồn di sản văn hóa của các quốc gia trên thế giới, theo kịp với xu hướng bảo tồn gắn kết với phát triển bền vững của quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ VHTTDL phê duyệt để triển khai thực hiện.

HCTC

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×