Tăng cường công tác quản lý điểm đến du lịch.trên toàn quốc
24/03/2017 | 22:18Ngày 15/3/2017, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch số 1036/KH-BVHTTDL về tăng cường công tác quản lý điểm đến du lịch.
Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức các ngành, các cấp, các địa phương cũng như của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các cơ quan liên quan, cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội nghề, cộng đồng dân cư địa phương trong công tác khai thác, quản lý điểm đến du lịch, nâng cao chất lượng quản lý du lịch. Phát huy sức mạnh tổng hợp của ngành Du lịch từ Trung ương đến địa phương, góp phần tạo bước chuyển biến căn bản trong việc nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ, sản phẩm, đảm bảo môi trường du lịch tại các điểm đến.
Để kế hoạch được triển khai một cách đồng bộ và kịp thời, Bộ VHTTDL yêu cầu về trước mắt, toàn ngành Du lịch cần tập trung, đẩy mạnh phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt và áp dụng các biện pháp cụ thể, hiệu quả để tạo chuyển biến cơ bản trong công tác quản lý môi trường, bảo đảm an ninh an toàn cho khách du lịch. Bên cạnh đó, phát động chiến dịch nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch với khẩu hiệu “Sạch sẽ, hấp dẫn, bản sắc, thân thiện”; áp dụng bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch trong hoạt động du lịch tại các điểm đến. Nghiên cứu đẩy mạnh công tác đầu tư hạ tầng, xây dựng sản phẩm; nghiên cứu xây dựng thông tư hướng dẫn quản lý du lịch mạo hiểm; triển khai áp dụng thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá, phân loại, xếp hạng chất lượng dịch vụ tại các khu, điểm du lịch.
Về lâu dài, cần thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về quản lý điểm đến du lịch, duy trì công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các điểm đến du lịch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của nhà nước trong hoạt động du lịch, trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các điểm đến du lịch, khu điểm du lịch, kiểm soát chất lượng dịch vụ. Đặc biệt, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nội dung Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh an toàn cho du khách và Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch. Ngoài ra, cần tổ chức các hoạt động tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có sáng kiến cải tiến chất lượng, cung cấp các dịch vụ chất lượng tốt. Chủ động xây dựng các kế hoạch, kịch bản ứng phó rủi ro, sự cố, khủng hoảng đối với hoạt động du lịch tại các khu, điểm đến du lịch.
Để kế hoạch được triển khai một cách đồng bộ và kịp thời, Bộ VHTTDL yêu cầu về trước mắt, toàn ngành Du lịch cần tập trung, đẩy mạnh phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt và áp dụng các biện pháp cụ thể, hiệu quả để tạo chuyển biến cơ bản trong công tác quản lý môi trường, bảo đảm an ninh an toàn cho khách du lịch. Bên cạnh đó, phát động chiến dịch nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch với khẩu hiệu “Sạch sẽ, hấp dẫn, bản sắc, thân thiện”; áp dụng bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch trong hoạt động du lịch tại các điểm đến. Nghiên cứu đẩy mạnh công tác đầu tư hạ tầng, xây dựng sản phẩm; nghiên cứu xây dựng thông tư hướng dẫn quản lý du lịch mạo hiểm; triển khai áp dụng thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá, phân loại, xếp hạng chất lượng dịch vụ tại các khu, điểm du lịch.
Về lâu dài, cần thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về quản lý điểm đến du lịch, duy trì công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các điểm đến du lịch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của nhà nước trong hoạt động du lịch, trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các điểm đến du lịch, khu điểm du lịch, kiểm soát chất lượng dịch vụ. Đặc biệt, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nội dung Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh an toàn cho du khách và Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch. Ngoài ra, cần tổ chức các hoạt động tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có sáng kiến cải tiến chất lượng, cung cấp các dịch vụ chất lượng tốt. Chủ động xây dựng các kế hoạch, kịch bản ứng phó rủi ro, sự cố, khủng hoảng đối với hoạt động du lịch tại các khu, điểm đến du lịch.
Kế hoạch nêu rõ, Tổng cục Du lịch là cơ quan thường trực, có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ trưởng Bộ VHTTDL chỉ đạo triển khai kế hoạch này; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động cụ thể được phân công trong kế hoạch này; Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện với Bộ trưởng Bộ VHTTDL.
Bộ cũng giao TCDL trực tiếp triển khai các chương trình sự kiện liên quan như: Chiến dịch nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch với khẩu hiệu tôn chỉ chất lượng: Sạch sẽ, hấp dẫn, bản sắc, thân thiện; Nghiên cứu, xây dựng Thông tư về quản lý du lịch mạo hiểm; Tổ chức đoàn kiểm tra tình hình đảm bảo môi trường du lịch, an ninh, an toàn và duy trì chất lượng, dịch vụ tại các khu, điểm du lịch; Tổ chức triển khai các đợt hướng dẫn thí điểm việc thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng khu, điểm du lịch.
Các Sở Du lịch, Sở VHTTDL các tỉnh thành có trách nhiệm tham mưu cho UBND các tỉnh/thành ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan và các địa phương trên địa triển khai thực hiện kế hoạch; Báo cáo kết quả thực hiện với Tổng cục Du lịch để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL.
Kế hoạch cũng yêu cầu các đơn vị truyền thông của Bộ và Tổng cục Du lịch tổ chức lồng ghép tuyên truyền trong các hoạt động chung, hoạt động chuyên môn khác của đơn vị phục vụ cho công tác quảng bá hình ảnh các điểm đến du lịch, tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong chiến dịch nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tại các điểm đến du lịch.
Thời gian thực hiện từ quý II năm 2017 đến tháng 12-2018./.
Minh Khoa