Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Sưu tầm sản phẩm văn hóa, phục dựng Lễ hội dân tộc Chu - ru ở Lâm Đồng

05/04/2019 | 09:04

Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng vừa công bố kết quả sưu tầm, hệ thống hóa một số làn điệu dân ca dân gian và tiến hành phục dựng không gian văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Chu-ru tại huyện Đơn Dương.

Sưu tầm sản phẩm văn hóa, phục dựng Lễ hội dân tộc Chu - ru ở Lâm Đồng - Ảnh 1.

Dân tộc Chu - ru. Ảnh: Báo Lâm Đồng

Được biết, trong thời gian 6 tháng, với sự giúp đỡ của các nghệ nhân Chu - ru và các nhà nghiên cứu âm nhạc của dân tộc Chu - ru… ; cán bộ của Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng đã thu thập tài liệu, điền dã gặp gỡ nghệ nhân, xử lý kỹ thuật, phục dựng Không gian đêm Văn hóa Chu - ru ở thôn Diom, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương.

Kết quả, nhóm nghiên cứu này đã sưu tầm và hoàn chỉnh 4 sản phẩm văn hóa (đã thất lạc trong nhân dân), đó là 2 bộ văn bản ghi chép về các làn điệu dân ca Chu-ru và về Lễ hội Chu-ru. Đáng chú ý là hoàn chỉnh 01 bộ đĩa CD chép lại các bài dân ca Chu-ru và 01 bộ đĩa DVD về phục dựng tổ chức Lễ hội Đoàn tụ của người Chu-ru xưa...

Theo thời gian các di sản văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc thiếu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang mất dần. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng các làn điệu dân ca dân gian và các lễ hội truyền thống của người dân tộc thiểu số gốc bản địa nói chung, của người Chu-ru nói riêng là vô cùng cấp thiết. Nghiên cứu phương pháp để lưu trữ, trao truyền văn hóa các dân tộc một cách bền vững là nhiệm vụ cấp bách nhằm góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc trước yêu cầu hiện nay…

Dân tộc Chu-ru còn có tên gọi là Chơ Ru, Choru, Kru, Ru. Tiếng Chu-ru thuộc hệ ngôn ngữ Mã Lai - Nam Đảo. Người Chu-ru sinh sống theo làng và người đứng đầu là người đàn ông cao tuổi có uy tín do các thành viên trong làng lựa chọn và là người làm chủ các lễ nghi của làng. Người Chu-ru có truyền thống làm nông nghiệp và lúa là cây lương thực chủ yếu.

Người Chu-ru có vốn ca dao, tục ngữ, truyện cổ, trường ca rất phong phú và họ cũng lưu giữ được nhiều loại nhạc cụ đặc sắc như trống, kèn đồng la, r'tông, tenia.... Trong ngày vui, họ thường tấu nhạc với điệu Tamga, một vũ điệu mang tính cộng đồng, hầu như người Chu-ru nào cũng biết và ưa thích. Người Chu-ru có phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên và có nhiều nghi lễ nông nghiệp như cúng thần đập nước, thần mương nước, thần lúa, ăn mừng lúa mới...

Minh Huyền (t/h)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×