Sơ kết công tác tổ chức và quản lý Lễ hội đầu năm 2014
12/03/2014 | 15:22Ngày 12/3, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức họp báo sơ kết công tác tổ chức và quản lý Lễ hội đầu năm 2014. Thứ trưởng Vương Duy Biên dự và chủ trì Hội nghị.
Theo báo cáo, đầu năm 2014, Lễ hội trên khắp cả nước diễn ra vui tươi, lành mạnh, an toàn; vấn đề thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, vệ sinh môi trường đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn hẳn so với các kỳ lễ hội của những năm trước đây.
Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội được Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức quan tâm chú trọng, các lễ hội được mở đều xây dựng các biện pháp, phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm. Các ngành, các lực lượng chức năng tại các địa phương tham gia quản lý và tổ chức lễ hội đã phối hợp chặt chẽ và đảm bảo đầy đủ lực lượng, các phương tiện phục vụ lễ hội như: Lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, lực lượng đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Thứ trưởng Vương Duy Biên phát biểu tại buổi họp báo
Thực hiện nhiệm vụ đột phá năm 2014 là sử dụng hợp lý, đúng mục đích tiền có mệnh giá nhỏ trong việc đặt tiên lễ, tiền công đức, Ban Tổ chức, Ban Quản lý di tích đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân và du khách đặt tiền lễ, tiền công đức có mệnh giá nhỏ hợp lý, đúng mục đích. Các dịch vụ đổi tiền lẻ đã được Ban Tổ chức tuyên truyền vận động thực hiện theo Công văn số 25/BVHTTDL-VHCS ngày 07/01/2014 của Bộ VHTTDL về việc sử dụng hợp lý tiền mệnh giá nhỏ trong hoạt động văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng từ đó các dịch vụ đổi tiền không còn phổ biến như trước đây. Đa số các Ban Quản lý di tích đã bố trí bàn ghi công đức, đặt hòm công đức đúng quy định, khoa học, thuận tiện cho nhân dân và du khách. Việc thu gom tiền lễ, tiền công đức được kịp thời đã đảm bảo tính tôn nghiêm nơi thờ tự, hiện tượng cài, đặt tiền lên tay tượng, Phật, rải tiền xuống giếng… đã giảm đi rõ rệt. Việc quản lý tiền công đức, tiền giọt dầu từng bước được thống nhất và đảm bảo việc thu, chi được tổng hợp ghi chép công khai, đầy đủ.
Việc nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ nhân dân và du khách tham gia lễ hội gắn với phát triển du lịch lễ hội đã được các địa phương quan tâm. Công tác tôn tạo, tu bổ di tích từng bước được thực hiện; quan tâm chú ý đến việc nghiên cứu và khôi phục nghi lễ, những giá trị văn hóa truyền thống; việc quy hoạch không gian lễ hội được quan tâm chú ý, hiện tượng bán hàng tại khu vực I của di tích không còn phổ biến, các khu vực bãi đỗ xe, khu dịch vụ từng bước được quy hoạch thuận tiện cho nhân dân và du khách; đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, các công trình phụ trợ trong lễ hội, di tích được chú trọng.
Việc nâng cao chất lượng phục vụ du khách từng bước được chú trọng, cơ sở vật chất các dịch vụ được nâng cấp và ngày càng đảm bảo mỹ quan, một số lễ hội đã niêm yết giá giảm thiểu việc tùy tiện nâng giá các dịch vụ, hiện tượng chèo kéo khách, ép giá, ăn mày, ăn xin tại các lễ hội giảm đi rõ rệt, nhân dân và du khách đến với lễ hội an toàn hơn, vui tươi hơn.
Với việc tăng cường công tác quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra, công tác tuyên truyền vận động của các cơ quan thông tin đại chúng của các Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ hội, việc thực hiện nếp sống văn minh lễ hội từng bước được nâng lên, đến nay hiện tượng thắp hương nhiều trong trong di tích, hiện tượng dâng lễ chín, hiện tượng cài tiền vào tay tượng, Phật, hiện tượng đặt tiền không đúng chỗ, hiện tượng đốt đồ mã đã giảm rõ rệt, ý thức của nhân dân và du khách tham gia lễ hội ngày càng được nâng cao.
Toàn cảnh buổi họp báo
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số hạn chế tồn tại như: Ở một số lễ hội vẫn xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông cục bộ, vi phạm hành lang an toàn giao thông, công tác giữ gìn vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo; dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng (dễ biến tướng cờ bạc trá hình) vẫn còn diễn ra; việc bày bán thực phẩm mất vệ sinh an toàn thực phẩm, treo thịt gia súc, gia cầm sống rất phản cảm như: chùa Hương, Đền Đức Thánh Cả - thành phố Hà Nội, phủ Dày (Chợ Viềng), Đền Trần - tỉnh Nam Định...
Việc thực hiện nếp sống văn minh tại một số lễ hội chưa cao, hiện tượng ăn xin, dùng người khuyết tật đi bán hàng hàng lưu niệm, bán tăm từ thiện, chèo kéo khách viết sớ, dâng sớ, khấn thuê, xem tay, xem tướng vẫn còn diễn ra ở một số di tích, lễ hội như: Chùa Keo (Thái Bình), Phủ Tây Hồ, Đền Đức Thánh Cả (Hà Nội), Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), Phủ Dày (Nam Định)... Dịch vụ đổi tiền lẻ, việc sử dụng tiền có mệnh giá nhỏ đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn còn diễn ra ở một số lễ hội. Tiền lễ, hoa dâng lễ, gạo muối ở một số nơi chưa được thu gom kịp thời làm ảnh hưởng tính tôn nghiêm nơi thờ tự.
Việc quy hoạch hàng quán dịch vụ trong khu vực lễ hội, di tích có nơi còn chưa được kịp thời chú trọng, các hàng quán dịch vụ hoạt động sát cạnh di tích (khu vực I) vẫn còn xảy ra tại một số di tích, các khu vực bãi đỗ xe chưa được quy hoạch, nâng cấp đảm bảo khoa học, thái độ phục vụ còn thiếu văn minh lịch sự. Các công trình phụ trợ cho lễ hội chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng các dịch vụ phục vụ lễ hội chưa cao và còn mang tính mùa vụ…
Phát biểu tại buổi họp báo, Thứ trưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh, công tác tổ chức và quản lý lễ hội luôn được báo chí và dư luận quan tâm, do đó, lãnh đạo Bộ VHTTDL đã chủ động tổ chức các đoàn kiểm tra trước, trong và sau lễ hội nhằm hạn chế các vấn đề tiêu cực xung quanh lễ hội. “Những vấn đề còn tồn tại là không nhiều và cần được tiếp tục rút kinh nghiệm, xử lý trong các kỳ tổ chức sau”, Thứ trưởng Vương Duy Biên cho biết. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Vương Duy Biên cũng đề nghị báo chí cần chủ động, tích cực định hướng cho công chúng trong việc tham gia lễ hội đảm bảo không gian linh thiêng của lễ hội.
HCTC
Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội được Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức quan tâm chú trọng, các lễ hội được mở đều xây dựng các biện pháp, phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm. Các ngành, các lực lượng chức năng tại các địa phương tham gia quản lý và tổ chức lễ hội đã phối hợp chặt chẽ và đảm bảo đầy đủ lực lượng, các phương tiện phục vụ lễ hội như: Lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, lực lượng đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Thứ trưởng Vương Duy Biên phát biểu tại buổi họp báo
Thực hiện nhiệm vụ đột phá năm 2014 là sử dụng hợp lý, đúng mục đích tiền có mệnh giá nhỏ trong việc đặt tiên lễ, tiền công đức, Ban Tổ chức, Ban Quản lý di tích đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân và du khách đặt tiền lễ, tiền công đức có mệnh giá nhỏ hợp lý, đúng mục đích. Các dịch vụ đổi tiền lẻ đã được Ban Tổ chức tuyên truyền vận động thực hiện theo Công văn số 25/BVHTTDL-VHCS ngày 07/01/2014 của Bộ VHTTDL về việc sử dụng hợp lý tiền mệnh giá nhỏ trong hoạt động văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng từ đó các dịch vụ đổi tiền không còn phổ biến như trước đây. Đa số các Ban Quản lý di tích đã bố trí bàn ghi công đức, đặt hòm công đức đúng quy định, khoa học, thuận tiện cho nhân dân và du khách. Việc thu gom tiền lễ, tiền công đức được kịp thời đã đảm bảo tính tôn nghiêm nơi thờ tự, hiện tượng cài, đặt tiền lên tay tượng, Phật, rải tiền xuống giếng… đã giảm đi rõ rệt. Việc quản lý tiền công đức, tiền giọt dầu từng bước được thống nhất và đảm bảo việc thu, chi được tổng hợp ghi chép công khai, đầy đủ.
Việc nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ nhân dân và du khách tham gia lễ hội gắn với phát triển du lịch lễ hội đã được các địa phương quan tâm. Công tác tôn tạo, tu bổ di tích từng bước được thực hiện; quan tâm chú ý đến việc nghiên cứu và khôi phục nghi lễ, những giá trị văn hóa truyền thống; việc quy hoạch không gian lễ hội được quan tâm chú ý, hiện tượng bán hàng tại khu vực I của di tích không còn phổ biến, các khu vực bãi đỗ xe, khu dịch vụ từng bước được quy hoạch thuận tiện cho nhân dân và du khách; đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, các công trình phụ trợ trong lễ hội, di tích được chú trọng.
Việc nâng cao chất lượng phục vụ du khách từng bước được chú trọng, cơ sở vật chất các dịch vụ được nâng cấp và ngày càng đảm bảo mỹ quan, một số lễ hội đã niêm yết giá giảm thiểu việc tùy tiện nâng giá các dịch vụ, hiện tượng chèo kéo khách, ép giá, ăn mày, ăn xin tại các lễ hội giảm đi rõ rệt, nhân dân và du khách đến với lễ hội an toàn hơn, vui tươi hơn.
Với việc tăng cường công tác quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra, công tác tuyên truyền vận động của các cơ quan thông tin đại chúng của các Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ hội, việc thực hiện nếp sống văn minh lễ hội từng bước được nâng lên, đến nay hiện tượng thắp hương nhiều trong trong di tích, hiện tượng dâng lễ chín, hiện tượng cài tiền vào tay tượng, Phật, hiện tượng đặt tiền không đúng chỗ, hiện tượng đốt đồ mã đã giảm rõ rệt, ý thức của nhân dân và du khách tham gia lễ hội ngày càng được nâng cao.
Toàn cảnh buổi họp báo
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số hạn chế tồn tại như: Ở một số lễ hội vẫn xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông cục bộ, vi phạm hành lang an toàn giao thông, công tác giữ gìn vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo; dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng (dễ biến tướng cờ bạc trá hình) vẫn còn diễn ra; việc bày bán thực phẩm mất vệ sinh an toàn thực phẩm, treo thịt gia súc, gia cầm sống rất phản cảm như: chùa Hương, Đền Đức Thánh Cả - thành phố Hà Nội, phủ Dày (Chợ Viềng), Đền Trần - tỉnh Nam Định...
Việc thực hiện nếp sống văn minh tại một số lễ hội chưa cao, hiện tượng ăn xin, dùng người khuyết tật đi bán hàng hàng lưu niệm, bán tăm từ thiện, chèo kéo khách viết sớ, dâng sớ, khấn thuê, xem tay, xem tướng vẫn còn diễn ra ở một số di tích, lễ hội như: Chùa Keo (Thái Bình), Phủ Tây Hồ, Đền Đức Thánh Cả (Hà Nội), Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), Phủ Dày (Nam Định)... Dịch vụ đổi tiền lẻ, việc sử dụng tiền có mệnh giá nhỏ đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn còn diễn ra ở một số lễ hội. Tiền lễ, hoa dâng lễ, gạo muối ở một số nơi chưa được thu gom kịp thời làm ảnh hưởng tính tôn nghiêm nơi thờ tự.
Việc quy hoạch hàng quán dịch vụ trong khu vực lễ hội, di tích có nơi còn chưa được kịp thời chú trọng, các hàng quán dịch vụ hoạt động sát cạnh di tích (khu vực I) vẫn còn xảy ra tại một số di tích, các khu vực bãi đỗ xe chưa được quy hoạch, nâng cấp đảm bảo khoa học, thái độ phục vụ còn thiếu văn minh lịch sự. Các công trình phụ trợ cho lễ hội chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng các dịch vụ phục vụ lễ hội chưa cao và còn mang tính mùa vụ…
Phát biểu tại buổi họp báo, Thứ trưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh, công tác tổ chức và quản lý lễ hội luôn được báo chí và dư luận quan tâm, do đó, lãnh đạo Bộ VHTTDL đã chủ động tổ chức các đoàn kiểm tra trước, trong và sau lễ hội nhằm hạn chế các vấn đề tiêu cực xung quanh lễ hội. “Những vấn đề còn tồn tại là không nhiều và cần được tiếp tục rút kinh nghiệm, xử lý trong các kỳ tổ chức sau”, Thứ trưởng Vương Duy Biên cho biết. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Vương Duy Biên cũng đề nghị báo chí cần chủ động, tích cực định hướng cho công chúng trong việc tham gia lễ hội đảm bảo không gian linh thiêng của lễ hội.
HCTC