Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Sâu sát, lắng nghe cơ sở để tiếp thêm niềm tin vào văn hoá

18/04/2022 | 08:25

Sự hiện diện của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng tới các “điểm văn hóa” của địa phương cho thấy sự quan tâm, sâu sát, lắng nghe của Ngành Văn hóa. Đó là một cách lắng nghe trực tiếp từ những nghệ nhân về tâm tư, nguyện vọng hay có khi chỉ là những chia sẻ, tình yêu nghề, việc giữ gìn văn hóa quê hương… Sự lắng nghe chân tình này khác với những báo cáo trên giấy bởi đôi khi có thể còn xa rời thực tế, thiếu độ chính xác.

Sâu sát, lắng nghe cơ sở để tiếp thêm niềm tin vào văn hoá - Ảnh 1.

Từ đầu năm đến nay, người đứng đầu Ngành Văn hóa - Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã có nhiều chuyến đi về các địa phương như: Bắc Ninh, Nghệ An, Phú Thọ, Cần Thơ… Đây đều là những địa phương giàu bản sắc văn hóa, tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa Việt Nam đã trải dài từ Bắc đến Nam theo thăng trầm của lịch sử.

Ở mỗi địa phương, Bộ trưởng đều dành thời gian đến thăm các địa chỉ văn hóa truyền thống, đồng thời thăm hỏi, trò chuyện thân tình với những nghệ nhân đã và đang gìn giữ “đặc sản” văn hóa của quê hương. Có thể kể đến như ở Bắc Ninh, Bộ trưởng đã đến thăm Trung tâm bảo tồn tranh Dân gian Đông Hồ, xem các nghệ nhân nơi đây trình diễn nghề làm tranh Đông Hồ. Ở Nghệ An, Bộ trưởng đã tới thăm mô hình văn hóa nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, lắng nghe những kiến nghị về việc gìn giữ, phát huy di sản dân ca Ví Giặm. Còn ở Phú Thọ, Bộ trưởng đã đến thăm Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Đình Hùng Lô và nghe các nghệ nhân trình diễn các làn điệu Xoan truyền thống. Và mới đây nhất là Cần Thơ, nơi nghệ thuật dân gian Đờn ca tài tử “bám rễ” sâu trong đời sống văn hóa cộng đồng…

Sâu sát, lắng nghe cơ sở để tiếp thêm niềm tin vào văn hoá - Ảnh 1.

Có thể thấy những chuyến đi về địa phương của Bộ trưởng Bộ VHTTDL chính là sự quan tâm và coi trọng văn hóa địa phương. Văn hóa địa phương chính là văn hóa đặc trưng với sự khác biệt rõ rệt mà không nơi nào giống nơi nào. Chính sự khác biệt đó đã tạo nên sự phong phú, đa dạng cho văn hóa địa phương. Văn hóa không có sự phân biệt cao - thấp, hơn – kém, không có sự phân biệt địa phương hay trung ương. Ngược lại chính văn hóa địa phương – cái nôi tạo ra bản sắc là một thành tố không thể thiếu của văn hóa Việt Nam. Bởi vậy giữ gìn, phát huy, trao truyền bản sắc văn hóa, sự đa dạng của văn hóa không ở đâu làm tốt hơn chính địa phương, chính con người bản địa nơi đó.

Sự hiện diện của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng tới các “điểm văn hóa” của địa phương cho thấy sự quan tâm, sâu sát, lắng nghe của Ngành Văn hóa. Đó là một cách lắng nghe trực tiếp từ những nghệ nhân về tâm tư, nguyện vọng hay có khi chỉ là những chia sẻ, tình yêu nghề, việc giữ gìn văn hóa quê hương… Sự lắng nghe chân tình này khác với những báo cáo trên giấy bởi đôi khi có thể còn xa rời thực tế, thiếu độ chính xác.

Sâu sát, lắng nghe cơ sở để tiếp thêm niềm tin vào văn hoá - Ảnh 3.

Sâu sát, lắng nghe cơ sở để tiếp thêm niềm tin vào văn hoá - Ảnh 4.

Sâu sát, lắng nghe cơ sở để tiếp thêm niềm tin vào văn hoá - Ảnh 5.

Những chuyến công tác về địa phương của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng thời gian qua

Và không chỉ lắng nghe, sau những chuyến đi thăm này, Bộ trưởng đều dành thời gian làm việc với lãnh đạo địa phương để có những gợi mở, đề nghị, thậm chí cả sự đề nghị, điều chỉnh sau đó sao cho phù hợp với từng nơi. Chẳng hạn, ở Nghệ An, Bộ trưởng gợi mở: "Cái gốc vẫn bắt đầu từ lĩnh vực di sản. Tỉnh nên nghiên cứu để đưa dân ca Ví Giặm trở thành một trong những trụ cột để bằng quy luật riêng của lĩnh vực nghệ thuật góp phần bồi dưỡng giá trị chân-thiện-mỹ”. Còn ở Phú Thọ, Bộ trưởng cho rằng cần đi vào thực chất trong xây dựng và phát triển đời sống văn hóa. Hay ở Cần Thơ, Bộ trưởng đề nghị cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ để các nghệ nhân đờn ca tài tử giữ gìn bản sắc, truyền lửa cho các thế hệ tương lai…Sự chân tình, sâu sát này sẽ phần nào tháo gỡ, định hướng cho mỗi địa phương trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Có lẽ phải đặt mình sống ở địa phương mới thấy thấm thía và quý giá khi sự cần mẫn, lặng lẽ của phần lớn đội ngũ làm văn hóa ở cơ sở nhận được sự quan tâm sâu sát, chia sẻ và lắng nghe từ vị “tư lệnh” ngành VHTTDL qua những chuyến đi về địa phương. Họ sẽ thấy những công việc thầm lặng của mình vẫn có ích, vẫn cần thiết và càng phải nỗ lực hơn nữa cống hiến trí tuệ, tài năng, tâm huyết và trao truyền cho thế hệ tương lai những giá trị tốt đẹp của văn hóa mà địa phương mình đã và đang có. Nó chính là những đóng góp thiết thực vào sự phát triển văn hóa nước nhà.

Sâu sát, lắng nghe cơ sở để tiếp thêm niềm tin vào văn hoá - Ảnh 3.

Văn hóa phải là một dòng chảy liền mạch từ đời này qua đời khác. Bất kỳ một sự đứt đoạn nào cũng dễ dẫn đến những nguy cơ. Trong nhiều năm qua, dù văn hóa chưa được quan tâm đầu tư đúng như vị thế của nó là “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” nhưng ở mỗi tỉnh thành vẫn còn rất nhiều người lặng lẽ cống hiến hết mình cho văn hóa, dành trọn đời mình cho tình yêu với văn hóa quê hương, nước nhà. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII về lĩnh vực văn hóa, Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2030, Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021… cùng các hoạt động văn hóa liên tiếp được tổ chức trong thời gian qua sau khi chúng ta kiểm soát được dịch Covid -19 và những chuyến đi sâu sát về địa phương của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã tiếp thêm sức mạnh, niềm tin của công chúng vào Ngành Văn hóa.

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ quan điểm "văn hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất" một lần nữa khẳng định vai trò to lớn, quan trọng của văn hóa. Vì lẽ đó, việc tiếp thêm niềm tin vào văn hóa cũng là động lực để lưu giữ, bảo tồn, làm giàu đẹp và trao truyền văn hóa cho thế hệ mai sau.                                                                                                                  

Nhóm sản xuất : Hạ Yên - Thế Công -Thu Mai

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×