Quy hoạch tổng thể phát triển VHTTDLGĐ vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
20/08/2015 | 17:34Ngày 18.8, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1400/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Quy hoạch bao gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang.
Về Văn hóa, gia đình: Quy hoạch xác định phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực văn hóa, nghệ thuật và công tác gia đình lớn của cả nước; có thị trường mỹ thuật, sân khấu - điện ảnh và nghệ thuật biểu diễn phát triển mạnh đứng đầu cả nước. Phát triển mạng lưới dịch vụ văn hóa nghệ thuật tại các đô thị lớn trong Vùng làm đầu mối liên kết Vùng với các vùng khác trong cả nước.
Phát triển trục văn hóa Đông - Tây nhằm đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển văn hóa, nghệ thuật giữa các địa phương trong Vùng; giữa khu vực miền núi phía Tây với khu vực đồng bằng ven biển, hải đảo phía Đông; giữa Vùng với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông; mở rộng và đẩy mạnh quan hệ ngoại giao văn hóa với các quốc gia, các vùng lãnh thổ khác.
Ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa của Vùng, trước hết là các di sản thế giới, di tích cấp quốc gia đặc biệt tiêu biểu. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển các loại hình nghệ thuật đương đại, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm của cả nước; bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống như Đờn ca tài tử, Cải lương, Hát bội...; chú trọng tổ chức các sự kiện nghệ thuật biểu diễn hiện đại có chất lượng cao; nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cho các nhà hát, rạp hát, nhà triển lãm hiện có. Đến năm 2030, xây dựng mới 01 nhà hát tổng hợp quốc gia, 1 nhà triển lãm quốc gia (Thành phố Hồ Chí Minh).
Về Du lịch, sẽ phát triển Vùng, với Thành phố Hồ Chí Minh là động lực, thực sự trở thành trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước với hệ thống sản phẩm du lịch độc đáo, có thương hiệu và cạnh tranh được với các nước trong khu vực; trở thành cửa ngõ của du lịch Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, đồng thời là không gian du lịch trọng điểm trên tuyến du lịch xuyên Á.
Đến năm 2020 đón trên 6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và phục vụ hơn 34 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu nhập từ du lịch đạt trên 170 nghìn tỷ đồng; tạo việc làm cho trên 200 nghìn lao động trực tiếp; cơ sở lưu trú có khoảng 150 nghìn buồng.
Đẩy mạnh khai thác thị trường khách quốc tế từ khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Đông Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ, Châu Úc, trong đó tập trung vào phân khúc thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày. Ưu tiên khai thác thị trường khách du lịch nội địa đến từ các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, khách du lịch đến từ thủ đô Hà Nội và các đô thị lớn phía Bắc; chú trọng phân khúc thị trường khách du lịch với mục đích như: nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, mua sắm; khuyến khích phát triển và mở rộng thị trường du lịch theo chuyên đề.
Ưu tiên đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái sông nước, du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch đô thị và du lịch nghỉ dưỡng biển. Tập trung phát triển mạnh các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, gồm: 6 khu du lịch quốc gia là Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh), Long Hải - Phước Hải, Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Núi Bà Đen (Tây Ninh), Xứ sở hạnh phúc (Long An), Cù lao Thới Sơn (Tiền Giang); 6 điểm du lịch quốc gia là Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), Cát Tiên, Hồ Trị An - Mã Đà (Đồng Nai), Tà Thiết (Bình Phước), Trung ương Cục Miền Nam (Tây Ninh), Láng Sen (Long An); từng bước hình thành đô thị du lịch thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Về Văn hóa, gia đình: Quy hoạch xác định phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực văn hóa, nghệ thuật và công tác gia đình lớn của cả nước; có thị trường mỹ thuật, sân khấu - điện ảnh và nghệ thuật biểu diễn phát triển mạnh đứng đầu cả nước. Phát triển mạng lưới dịch vụ văn hóa nghệ thuật tại các đô thị lớn trong Vùng làm đầu mối liên kết Vùng với các vùng khác trong cả nước.
Phát triển trục văn hóa Đông - Tây nhằm đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển văn hóa, nghệ thuật giữa các địa phương trong Vùng; giữa khu vực miền núi phía Tây với khu vực đồng bằng ven biển, hải đảo phía Đông; giữa Vùng với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông; mở rộng và đẩy mạnh quan hệ ngoại giao văn hóa với các quốc gia, các vùng lãnh thổ khác.
Ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa của Vùng, trước hết là các di sản thế giới, di tích cấp quốc gia đặc biệt tiêu biểu. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển các loại hình nghệ thuật đương đại, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm của cả nước; bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống như Đờn ca tài tử, Cải lương, Hát bội...; chú trọng tổ chức các sự kiện nghệ thuật biểu diễn hiện đại có chất lượng cao; nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cho các nhà hát, rạp hát, nhà triển lãm hiện có. Đến năm 2030, xây dựng mới 01 nhà hát tổng hợp quốc gia, 1 nhà triển lãm quốc gia (Thành phố Hồ Chí Minh).
Về Du lịch, sẽ phát triển Vùng, với Thành phố Hồ Chí Minh là động lực, thực sự trở thành trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước với hệ thống sản phẩm du lịch độc đáo, có thương hiệu và cạnh tranh được với các nước trong khu vực; trở thành cửa ngõ của du lịch Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, đồng thời là không gian du lịch trọng điểm trên tuyến du lịch xuyên Á.
Đến năm 2020 đón trên 6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và phục vụ hơn 34 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu nhập từ du lịch đạt trên 170 nghìn tỷ đồng; tạo việc làm cho trên 200 nghìn lao động trực tiếp; cơ sở lưu trú có khoảng 150 nghìn buồng.
Đẩy mạnh khai thác thị trường khách quốc tế từ khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Đông Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ, Châu Úc, trong đó tập trung vào phân khúc thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày. Ưu tiên khai thác thị trường khách du lịch nội địa đến từ các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, khách du lịch đến từ thủ đô Hà Nội và các đô thị lớn phía Bắc; chú trọng phân khúc thị trường khách du lịch với mục đích như: nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, mua sắm; khuyến khích phát triển và mở rộng thị trường du lịch theo chuyên đề.
Ưu tiên đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái sông nước, du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch đô thị và du lịch nghỉ dưỡng biển. Tập trung phát triển mạnh các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, gồm: 6 khu du lịch quốc gia là Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh), Long Hải - Phước Hải, Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Núi Bà Đen (Tây Ninh), Xứ sở hạnh phúc (Long An), Cù lao Thới Sơn (Tiền Giang); 6 điểm du lịch quốc gia là Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), Cát Tiên, Hồ Trị An - Mã Đà (Đồng Nai), Tà Thiết (Bình Phước), Trung ương Cục Miền Nam (Tây Ninh), Láng Sen (Long An); từng bước hình thành đô thị du lịch thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu).
CTTĐT