Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Quỵ hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

05/01/2018 | 15:35

 

 
 

 

 

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2163/QĐ -TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà,
thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ và Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng (sau đây viết tắt là Khu DLQG Sơn Trà) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Vị trí, quy mô khu du lịch

Khu vực quy hoạch phát triển Khu DLQG Sơn Trà nằm trên bán đảo Sơn Trà thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía Đông Bắc với tổng diện tích khoảng 4.439 ha.

Diện tích khu vực tập trung phát triển trở thành Khu DLQG là 1.056 ha.

2. Quan điểm phát triển

a) Phát triển Khu DLQG Sơn Trà bền vững, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng, Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các Chiến lược, Quy hoạch của các ngành và lĩnh vực khác có liên quan.

b) Phát triển Khu DLQG Sơn Trà trên cơ sở khai thác hợp lý thế mạnh về giá trị tài nguyên biển, rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng biển cao cấp phục vụ thị trường có khả năng chi trả cao và du lịch văn hóa - tâm linh.

c) Phát triển Khu DLQG Sơn Trà góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, thúc đẩy các ngành dịch vụ khác phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần tích cực vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho người dân trên địa bàn; gắn kết phát triển với khu vực Non Nước - Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Bắc Hải Vân, vịnh Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) và thành phố Hội An (Quảng Nam).

d) Phát triển Khu DLQG Sơn Trà bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, gìn giữ tài nguyên thiên nhiên rừng, biển và phòng, chống thiên tai.

3. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu chung

Phấn đấu trước năm 2025, phát triển khu du lịch Sơn Trà đáp ứng các tiêu chí của Khu DLQG; đến năm 2030 Khu DLQG Sơn Trà trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, đặc sắc của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước; là một điểm đến quan trọng trên tuyến du lịch đường bộ và đường biển quốc gia.

b) Mục tiêu cụ thể

- Chỉ tiêu khách du lịch: Đến năm 2025 đón 3,5 triệu lượt khách, trong đó khách có lưu trú đạt 180 ngàn lượt, khách tham quan các điểm di tích văn hóa - tâm linh đạt khoảng 2,7 triệu lượt.

Phấn đấu đến năm 2030 đón trên 4,6 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách lưu trú đạt khoảng 300 ngàn lượt, khách tham quan khách tham quan các điểm di tích văn hóa - tâm linh đạt trên 3,3 triệu lượt.

- Tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành): Đến năm 2025 đạt khoảng 1.900 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 4.300 tỷ đồng.

- Chỉ tiêu việc làm: Đến năm 2025 tạo việc làm cho trên 1.600 lao động trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2030 tạo việc làm cho trên 2.800 lao động trực tiếp.

4. Các định hướng phát triển chủ yếu

a) Phát triển thị trường khách du lịch

- Đẩy mạnh khai thác các thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm: Bắc Mỹ (Mỹ); Tây Ấu (Pháp, Đức, Anh); Đông Bắc Á (Nhật Bản và Hàn Quốc); Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaysia). Tập trung vào các phân khúc thị trường khách du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển cao cấp và thể thao mạo hiểm; khách có khả năng chi trả cao, nghỉ dưỡng dài ngày.

- Các thị trường khách du lịch nội địa trọng điểm: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tập trung vào các phân khúc thị trường khách du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển cao cấp và du lịch văn hóa - tâm linh.

b) Phát triển sản phẩm du lịch

- Sản phẩm du lịch chính: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển cao cấp, du lịch văn hóa - tâm linh; du lịch thể thao và thể thao mạo hiểm.

- Sản phẩm du lịch bổ trợ: du lịch tìm hiểu văn hóa - lịch sử - cách mạng, du lịch tham quan thắng cảnh và các sản phẩm liên kết với khu vực lân cận như Ngũ Hành Sơn, Nam Hải Vân, Bà Nà...

c) Các khu chức năng của khu du lịch quốc gia

- Phát triển 03 trung tâm dịch vụ và cửa ngõ vào Khu DLQG trên 3 trục tiếp cận bán đảo Sơn Trà, gồm: Trung tâm đón tiếp và lưu trú Hồ Xanh - BãiBụt; Trung tâm diễn giải môi trường và du lịch sinh thái tại khu vực giao cắt giữa đường lên đỉnh Bàn Cờ và đường Yết Kiêu và Trung tâm dịch vụ du lịch, nhà hàng tại khu vực Tiên Sa.

- Hình thành các trung tâm, cụm dịch vụ lưu trú nghỉ dưỡng cao cấp, gồm: Trung tâm lưu trú Hồ Xanh - Bãi Bụt; các cụm nghỉ dưỡng: Bãi Trẹm, Bãi Rạng, Ghềnh Đa - Mũi Nghê, Bãi Bắc và Bãi Bắc mở rộng, Tiên Sa; khu biệt thự Tây Nam suối Đá và khu nhà nghỉ sinh thái. Quy mô đến năm 2030 có khoảng 1.600 buồng khách sạn;

- Phát triển các khu chức năng phục vụ du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao và ngắm cảnh, gồm: khu vườn hoa và thuốc Nam, khu vườn sim, khu cứu hộ động vật và vườn thú bán hoang dã, khu cắm trại và sinh hoạt cộng đồng, hệ thống các điểm vọng cảnh, điểm câu cá, tham quan thắng cảnh, di tích và lặn biển.

d) Tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia

Kiện toàn cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng để thống nhất quản lý hiệu quả mọi hoạt động đầu tư, phát triển du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch khu vực bán đảo Sơn Trà; bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

đ) Định hướng đầu tư

Huy động hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư phát triển Khu DLQG Sơn Trà, bao gồm vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước, Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp, thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp trong nước khác. Trong đó ưu tiên thu hút các nguồn đầu tư vào các phân khu chức năng theo quy hoạch để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

Căn cứ vào khả năng cân đối vốn hàng năm, ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật; xây dựng thương hiệu Khu DLQG, phát triển nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy các giá trị tự nhiên, văn hóa; bảo vệ tài nguyên du lịch và thích ứng với biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng.

5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch

- Nghiên cứu, lập quy hoạch chung Khu DLQG; rà soát quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các khu chức năng, các dự án thành phần trong Khu DLQG theo định hướng chú trọng phát triển du lịch sinh thái, hướng tới thị trường cao cấp.

- Quản lý đầu tư xây dựng phát triển Khu DLQG theo quy hoạch được duyệt, quy chế quản lý Khu DLQG Sơn Trà và các quy định của pháp luật.

b) Giải pháp về đầu tư

- Dành nguồn ngân sách hợp lý đầu tư kết cấu hạ tầng; xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu Khu DLQG; bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tập trung xúc tiến, kêu gọi đầu tư theo Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư ban hành kèm theo Quyết định này, trong đó ưu tiên các dự án phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp.

- Triển khai các biện pháp thiết thực bảo đảm thực hiện các dự án đầu tư theo đúng nội dung và tiến độ.

c) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực, đặc biệt tập trung vào đội ngũ quản lý, hướng dẫn viên du lịch, lao động nghiệp vụ bậc cao.

- Thực hiện việc chuyển giao công nghệ quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực quản lý hoạt động kinh doanh du lịch để từng bước tiếp quản nhiệm vụ quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cao cấp; áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du lịch tại các cơ sở dịch vụ du lịch.

- Chú trọng nâng cao nhận thức về du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường, kỹ năng giao tiếp đối với đội ngũ lao động tác nghiệp trực tiếp.

d) Giải pháp về xúc tiến, quảng bá xây dựng thương hiệu khu du lịch

- Xây dựng bộ máy tổ chức hoạt động xúc tiến có năng lực và chuyên nghiệp trong cơ cấu Ban quản lý để xây dựng kế hoạch, liên kết đối tác và thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá, bảo đảm thống nhất, liên tục và hiệu quả.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xúc tiến quảng bá cho Khu DLQG Sơn Trà trong kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch chung của thành phố Đà Nẵng, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Hành lang kinh tế Đông Tây; sử dụng chiến lược marketing phân biệt, thu hút thị trường khác nhau cho các sản phẩm du lịch khác nhau.

- Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu Khu DLQG Sơn Trà; xây dựng trang tin điện tử (website) Khu DLQG Sơn Trà hấp dẫn, độc đáo, thông tin cập nhật, phù hợp với các giá trị thương hiệu và thị trường.

- Nghiên cứu sản xuất các vật phẩm lưu niệm, sản vật địa phương làm đại diện thương hiệu du lịch. Tổ chức các hoạt động kinh doanh hàng hoá lưu niệm và sản vật với quan điểm quảng bá, xây dựng hình ảnh.

đ) Giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm du lịch

- Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch:

+ Huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch, góp phần phát huy hiệu quả công tác xã hội hóa phát triển du lịch. Khuyến khích phát triển sản phẩm du lịch mới, cao cấp, theo định hướng thị trường; chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch nhằm tăng giá trị trải nghiệm của du khách.

+ Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, đa dạng hướng tới các phân đoạn thị trường khác nhau. Từng bước nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với văn hóa tâm linh, du lịch thể thao, vui chơi giải trí... Phát triển mạnh sản phẩm hàng hóa, lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, các đặc sản tự nhiên...

- Giải pháp thu hút thị trường:

+ Đối với thị trường khách du lịch nội địa: Tăng cường thông tin về sản phẩm du lịch sinh thái; có chính sách kích cầu theo mùa, theo các gói sản phẩm với giá phù hợp; tăng cường các thông tin quảng bá về các điểm du lịch chính và bổ trợ để hình thành sự nhận biết về sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng và nghỉ biển quan trọng; xúc tiến thông tin cho các sản phẩm độc đáo của Khu DLQG Sơn Trà trong mối liên kết với Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam. 

+ Đối với thị trường khách du lịch quốc tế: Thu hút khách du lịch sinh thái trực tiếp từ thị trường nguồn và tại các thị trường đầu mối, thị trường trung chuyển khách chính trong nước; phát triển thị trường khách quốc tế nghi dưỡng biển cao cấp, từng bước thu hút thị trường khách đi lại tự do bằng việc liên kết với các sản phẩm du lịch của Quảng Nam và Thừa Thiên Huế; đặc biệt coi trọng việc tiếp thị qua mạng và tăng cường các chuyến bay, mở đường bay trực tiếp giữa Đà Nẵng với các thị trường nguồn trọng điểm.

e) Giải pháp liên kết phát triển du lịch

- Tăng cường liên kết trong phát triển du lịch theo hướng: tạo cơ chế bình đẳng, thông thoáng về liên kết phát triển du lịch với các địa phương, các khu du lịch khác trong cả nước trên tinh thần hợp tác và cùng có lợi; tăng cường cơ sở vật chất liên kết phát triển du lịch, trong đó đặc biệt chú trọng nâng cấp các công trình hạ tầng kết nối đường biển; đổi mới nội dung liên kết, hợp tác trong quảng bá xúc tiến du lịch, khai thác và phát triển thị trường, xây dựng và phát triển sản phẩm, đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

- Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức liên kết: Liên kết trong khuôn khổ nhiều địa phương, nhiều khu du lịch (đa phương); liên kết với từng địa phương hoặc khu du lịch theo chủ đề riêng theo đặc điểm về tài nguyên, sản phẩm du lịch (song phương) và hợp tác, liên kết quốc tế đặc biệt với các quốc gia trên Hành lang kinh tế Đông - Tây.

g) Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường

- Xác định cụ thể các tuyến du lịch sinh thái và áp dụng nghiêm các quy định đối với hoạt động du lịch sinh thái, lặn biển trong không gian Khu DLQG và các khu vực phụ cận.

- Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống hạ tầng môi trường của Khu DLQG; nâng cao nhận thức về môi trường.

- Áp dụng các quy định để kiểm soát chặt chẽ lượng khách; xây dựng kế hoạch quản lý môi trường, hệ thống tiêu chí đánh giá tác động và thực hiện việc theo dõi, giám sát thường xuyên các tác động tới môi trường từ hoạt động du lịch tại Khu DLQG Sơn Trà để kịp thời có các biện pháp điều chỉnh.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảò vệ rừng; khuyến khích các giải pháp bảo vệ môi trường trong thiết kế, xây dựng các công trình du lịch, hạ tầng các tuyến du lịch sinh thái; áp dụng công nghệ sử dụng tiết kiệm nhất nguồn năng lượng không tái tạo và nước ngọt, tái sử dụng tài nguyên nước, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo... trong các cơ sở dịch vụ du lịch.

- Tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên tự nhiên; bảo vệ và phát triển nguồn gen bản địa tại vườn thực vật, khu cứu hộ động vật và vườn thú bán hoang dã, các điểm san hô.

Đối với các hoạt động du lịch có khả năng gây tác động tới môi trường tự nhiên cao (đi bộ dã ngoại, khám phá rừng, cắm trại, lặn biển...) chỉ được tổ chức tại các khu vực được phép, tuyệt đối tuân thủ các quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường và chỉ được thực hiện với sự cho phép và giám sát chặt chẽ của Ban quản lý Khu DLQG.

- Chú trọng đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng trong quy hoạch chi tiết, thiết kế và xây dựng các công trình du lịch.

h) Giải pháp bảo đảm an ninh, quốc phòng.

- Thực hiện kiểm tra và giám sát chặt chẽ hoạt động tham quan, du lịch theo quy chế quản lý hoạt động của Khu DLQG.

- Các dự án đầu tư phát triển du lịch ở Sơn Trà chỉ sử dụng nguồn vốn trong nước; các dự án xây dựng, đặc biệt là các công trình kiên cố chỉ xây dựng ở độ cao dưới 200m.

- Các đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế, dự án khả thi cần xin ý kiến của Bộ Quốc phòng trước khi phê duyệt và triển khai.

- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà, chính quyền địa phương với các đơn vị an ninh, quốc phòng có liên quan trong quá trình lập dự án, đầu tư xây dựng và tổ chức các hoạt động du lịch.

- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bảo đảm an ninh quốc phòng cũng như các phương án ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch

1. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch:

a) Chủ trì xây dựng hoặc phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng lập và rà soát quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các khu chức năng, điểm du lịch trong ranh giới khu du lịch quốc gia.

a) Phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng thực hiện các nhiệm vụ liên quan trong các hoạt động khu du lịch (phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá, phát triển nguồn nhân lực...).

b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng để bổ sung, điều chỉnh danh mục các dự án đầu tư, kêu gọi đầu tư.

c) Tiến hành sơ kết hàng năm, đề xuất các chính sách và giải pháp thực hiện điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tự, Bộ Tàị chính có trách nhiệm tổng hợp, cân đối kinh phí hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước để thực hiện Quy hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan.

Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giạo chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng triển khai thực hiện Quy hoạch.

3. Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng

a) Tổ chức công bố Quy hoạch; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch; kiến nghị cấp có thẩm quyền các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện Quy hoạch;

b) Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng đáp ứng vai trò nhiệm vụ quản lý Khu DLQG.

c) Tổ chức lập và rà soát quy hoạch chung khu du lịch và các quy hoạch, dự án trong phạm vi ranh giới Khu DLQG.

d) Chủ động bố trí nguồn vốn cho phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng du lịch và hạ tầng môi trường cho khu du lịch, lồng ghép đầu tư du lịch với đầu tư cho các lĩnh vực có liên quan; xúc tiến đầu tư phát triển khu DLQG; đẩy mạnh xã hội hóa phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch.

đ) Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư xây dựng sản phẩm đặc trưng của địa phương; liên kết hợp tác phát triển du lịch với các khu du lịch khác trong cả nước theo từng lĩnh vực và nội dung liên kết.

e) Chỉ đạo, quản lý tốt việc bảo vệ tài nguyên, môi trường Khu DLQG đặc biệt đối với những khu vực rừng, cảnh quan tự nhiên, rạn san hô, di tích lịch sử... Tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia gìn giữ và phát huy giá trị tài nguyên du lịch hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, khai thác lâu dài.

g) Chú trọng công tác bảo đảm trật tự, an toàn và an ninh quốc phòng trong các hoạt động đầu tư và khai thác phát triển du lịch; tổ chức tốt, hiệu quả công tác thanh, kiểm tra hoạt động đầu tư, khai thác phát triển khu du lịch.

h) Chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền quận Sơn Trà phối hợp, hỗ trợ ngành du lịch Đà Nẵng triển khai các giải pháp thực hiện quy hoạch.

i) Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư trên cơ sở Danh mục các dự án ưu tiên ban hành kèm theo Quyết định này. Căn cứ tình hình thực tế thực hiện Quy hoạch, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể thống nhất việc điều chỉnh tên, quyết định bổ sung hoặc giảm bớt dự án.

k) Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng và triển khai kế hoạch về an ninh, quốc phòng; đặc biệt là việc kiểm soát các điểm cao, các mũi, vũng, vịnh trong điều kiện hoạt động bình thường cũng như các điều kiện đặc biệt khác.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thú tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- HĐND, UBND thành phố Đà Nẵng;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;

- Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL);

- Văn phòng BCĐNN về Du lịch;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, KTN, V.III;

     - Lưu: VT, KGVX (3b).73

KT. THỦ TƯỚNG

     PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

Vũ Đức Đam

 

 

Phụ lục

DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀO KHU DU LỊCH QUÓC GIA SƠN TRÀ,

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030

(Kèm theo Quyết định số 2163/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Thủ tưởng Chính phủ)

                                                                           _________

TT

Chương trình / Dự án đầu tư

Phân kỳ thực hiện

Đến 2020

2021-2030

1

Trung tâm đón tiếp và lưu trú Hồ Xanh - Bãi Bụt

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

2

Trung tâm du lịch sinh thái và diễn giải môi trường

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

3

Trung tâm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí Tiên Sa

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

4

Nhóm dự án đầu tư phát triển 5 cụm nghỉ dưỡng

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

5

Khu biệt thự Tây Nam Suối Đá

 

Hoàn thành dự án

6

Khu nhà nghỉ sinh thái

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

7

Vườn hoa, vườn thuốc Nam

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

8

Khu cứu hộ động vật và vườn thú bán hoang dã

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

9

Dự án phát triển các tuyến du lịch sinh thái, hạ tầng du lịch sinh thái, các điểm ngắm cảnh và vệ sinh công cộng

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

10

Chương trình bảo tồn tôn tạo di tích

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

11

Chương ừình đầu tư bảo vệ môi trường

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

12

Chương trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

 

Ghi chú: Quy mô, diện tích sử dụng đất và tổng mức đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư cho từng thời kỳ./.

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×