Quy định về trình tự, thủ tục trong việc xây dựng, ban hành VBQPPL do Bộ VHTTDL chủ trì soạn thảo hoặc ban hành
02/12/2013 | 14:28(VP) - Bộ VHTTDL đã ban hành Thông tư số 08/TT-BVHTTDL quy định về trình tự, thủ tục trong việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì soạn thảo hoặc ban hành.
Theo đó, Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định từ Khoản 1 đến Khoản 22 Điều 3 Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (sau đây gọi chung là cơ quan thuộc Bộ); các tổ chức, cá nhân có liên quan đến trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch.
Trường hợp Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức soạn thảo Thông tư trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch để trình Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ký ban hành, thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 35 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 24/2009/NĐ-CP) và quy định tại các Điều 10, 11 và 12 Thông tư này.
Theo Chương trình xây dựng văn bản pháp luật, văn bản đề nghị gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng theo thời hạn sau: Đề nghị xây dựng Luật, Pháp lệnh theo nhiệm kỳ của Quốc hội phải được gửi chậm nhất là ngày 02 tháng 01 của năm đầu tiên nhiệm kỳ Quốc hội; Đề nghị xây dựng Luật, Pháp lệnh hàng năm trên cơ sở Chương trình của cả nhiệm kỳ Quốc hội phải được gửi chậm nhất 170 ngày trước ngày 01 tháng 3 của năm trước năm dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Đề nghị xây dựng Luật, Pháp lệnh hàng năm chưa có trong Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của cả nhiệm kỳ Quốc hội phải được gửi chậm nhất 170 ngày trước ngày 01 tháng 3 của năm trước năm dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Đề nghị xây dựng Nghị định hàng năm phải được gửi chậm nhất là ngày 01 tháng 6 của năm trước năm dự kiến trình Chính phủ; Đề nghị xây dựng Thông tư hàng năm phải được gửi chậm nhất là ngày 01 tháng 8 của năm trước năm dự kiến ban hành.
Thông tư cũng nêu rõ, trình tự soạn thảo Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư..
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành hoặc liên tịch ban hành phải được gửi đăng Công báo và đăng tải tại trang thông tin điện tử của Bộ. Nếu không đăng Công báo thì Thông tư không có hiệu lực thi hành (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước).
Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành Thông tư, Văn phòng phải gửi đến cơ quan Công báo của Văn phòng Chính phủ và trang thông tin điện tử của Bộ 2 bản chính cùng bản ghi điện tử có chứa nội dung chính xác với văn bản chính.
Trường hợp Thông tư quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp thì có thể có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên trang thông tin điện tử của Bộ, đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng và vẫn phải đăng Công báo chậm nhất sau 2 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Chậm nhất sau 3 ngày làm việc, kể từ ngày Thông tư được ký ban hành, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi Vụ Pháp chế 1 bản để kiểm tra theo quy định của pháp luật về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
HCTC
Trường hợp Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức soạn thảo Thông tư trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch để trình Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ký ban hành, thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 35 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 24/2009/NĐ-CP) và quy định tại các Điều 10, 11 và 12 Thông tư này.
Theo Chương trình xây dựng văn bản pháp luật, văn bản đề nghị gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng theo thời hạn sau: Đề nghị xây dựng Luật, Pháp lệnh theo nhiệm kỳ của Quốc hội phải được gửi chậm nhất là ngày 02 tháng 01 của năm đầu tiên nhiệm kỳ Quốc hội; Đề nghị xây dựng Luật, Pháp lệnh hàng năm trên cơ sở Chương trình của cả nhiệm kỳ Quốc hội phải được gửi chậm nhất 170 ngày trước ngày 01 tháng 3 của năm trước năm dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Đề nghị xây dựng Luật, Pháp lệnh hàng năm chưa có trong Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của cả nhiệm kỳ Quốc hội phải được gửi chậm nhất 170 ngày trước ngày 01 tháng 3 của năm trước năm dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Đề nghị xây dựng Nghị định hàng năm phải được gửi chậm nhất là ngày 01 tháng 6 của năm trước năm dự kiến trình Chính phủ; Đề nghị xây dựng Thông tư hàng năm phải được gửi chậm nhất là ngày 01 tháng 8 của năm trước năm dự kiến ban hành.
Thông tư cũng nêu rõ, trình tự soạn thảo Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư..
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành hoặc liên tịch ban hành phải được gửi đăng Công báo và đăng tải tại trang thông tin điện tử của Bộ. Nếu không đăng Công báo thì Thông tư không có hiệu lực thi hành (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước).
Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành Thông tư, Văn phòng phải gửi đến cơ quan Công báo của Văn phòng Chính phủ và trang thông tin điện tử của Bộ 2 bản chính cùng bản ghi điện tử có chứa nội dung chính xác với văn bản chính.
Trường hợp Thông tư quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp thì có thể có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên trang thông tin điện tử của Bộ, đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng và vẫn phải đăng Công báo chậm nhất sau 2 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Chậm nhất sau 3 ngày làm việc, kể từ ngày Thông tư được ký ban hành, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi Vụ Pháp chế 1 bản để kiểm tra theo quy định của pháp luật về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
HCTC