Quy định tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở nước ngoài
20/09/2011 | 08:33(VP) - Nhằm quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ thống nhất, Bộ VHTTDL vừa ban hành Thông tư số 10/2011/TT-BVHTTDL quy định tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.
Theo đó, đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân tham gia việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các Trung tâm; các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm.
Đồng thời, tổ chức và hoạt động của Trung tâm phải tuân thủ các nguyên tác như: phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôn trọng luật pháp, thông lệ quốc tế và pháp luật quốc gia tiếp nhận; chủ động mở rộng quan hệ đối ngoại theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo giữ gìn bí mật an ninh quốc gia; bảo đảm hiệu quả hoạt động đối ngoại của Bộ VHTTDL và không lợi dụng Trung tâm để hoạt động vì lợi ích cá nhân.
Thông tư cũng quy định, Trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan đại diện của Bộ VHTTDL Việt Nam ở nước ngoài, có tài khoản và con dấu riêng, có chức năng tổ chức, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá văn hoá, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ở nước ngoài; xúc tiến du lịch, hỗ trợ các hoạt động thể thao; phối hợp với Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, tăng cường hiểu biết của nhân dân quốc gia tiếp nhận với Việt Nam; thông tin tình hình kinh tế-xã hội, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng mối quan hệ giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với Tổ quốc.
Trung tâm có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL kế hoạch hoạt động, phát triển dài hạn và hàng năm của Trung tâm; ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các thiết chế văn hoá, xã hội của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ, các mốc quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận, những ngày kỷ niệm lớn của đất nước.
Tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, khoa học-kỹ thuật, xúc tiến du lịch, ẩm thực, thể thao, y học dân tộc cổ truyền và các hoạt động văn hoá khác cần quảng bá ở quốc gia tiếp nhận; giới thiệu về Việt Nam xưa và nay trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; nghiên cứu việc giao lưu văn hoá, thể thao và du lịch giữa Việt Nam với quốc gia tiếp nhận...
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 11 năm 2011.
HCTC
Đồng thời, tổ chức và hoạt động của Trung tâm phải tuân thủ các nguyên tác như: phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôn trọng luật pháp, thông lệ quốc tế và pháp luật quốc gia tiếp nhận; chủ động mở rộng quan hệ đối ngoại theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo giữ gìn bí mật an ninh quốc gia; bảo đảm hiệu quả hoạt động đối ngoại của Bộ VHTTDL và không lợi dụng Trung tâm để hoạt động vì lợi ích cá nhân.
Thông tư cũng quy định, Trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan đại diện của Bộ VHTTDL Việt Nam ở nước ngoài, có tài khoản và con dấu riêng, có chức năng tổ chức, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá văn hoá, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ở nước ngoài; xúc tiến du lịch, hỗ trợ các hoạt động thể thao; phối hợp với Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, tăng cường hiểu biết của nhân dân quốc gia tiếp nhận với Việt Nam; thông tin tình hình kinh tế-xã hội, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng mối quan hệ giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với Tổ quốc.
Trung tâm có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL kế hoạch hoạt động, phát triển dài hạn và hàng năm của Trung tâm; ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các thiết chế văn hoá, xã hội của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ, các mốc quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận, những ngày kỷ niệm lớn của đất nước.
Tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, khoa học-kỹ thuật, xúc tiến du lịch, ẩm thực, thể thao, y học dân tộc cổ truyền và các hoạt động văn hoá khác cần quảng bá ở quốc gia tiếp nhận; giới thiệu về Việt Nam xưa và nay trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; nghiên cứu việc giao lưu văn hoá, thể thao và du lịch giữa Việt Nam với quốc gia tiếp nhận...
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 11 năm 2011.
HCTC