Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giai đoạn 2008-2013 đã được triển khai hiệu quả

22/07/2013 | 16:12

(VP) - Bộ VHTTDL vừa có Văn bản báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013.

Theo đó, trong 5 năm qua Bộ VHTTDL đã tập trung chỉ đạo các đơn vị trong ngành, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện có hiệu quả những nội dung của Phong trào thi đua.

Đến nay, các Sở VHTTDL đã ký kết kế hoạch liên ngành với Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội khuyến học các tỉnh, thành phố về việc thực hiện phong trào thi đua theo từng năm học trong giai đoạn 2008-2013 với nội dung công việc cụ thể phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Các phòng Văn hóa-Thông tin quận, huyện, thị xã cũng triển khai thực hiện và phối hợp có hiệu quả với các ban ngành cùng cấp có liên quan. Thông qua các hoạt động của phong trào, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và các ngành đối với việc giáo dục truyền thống, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa đã từng bước được nâng cao, bổ sung một sức mạnh mới trong hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Trên 7.000 di tích được giới thiệu đến học sinh

 Căn cứ theo kế hoạch liên ngành, Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố đã chỉ đạo các bảo tàng và ban quản lý di tích, phòng Văn hóa-Thông tin cấp huyện chủ động lập danh sách giới thiệu các di tích lịch sử văn hóa cáp quốc gia, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, bàn giao cho ngành Giáo dục; phân công các trường chăm sóc, đồng thời hướng dẫn nghiệp vụ và cách thức tổ chức hoạt động nhằm chăm sóc và phát huy giá trị.

Sau 5 năm thực hiện, trên 7000 di tích (trong đó có trên 2000 di tích quốc gia) đã được Ngành văn hóa bàn giao và giới thiệu cho Ngành giáo dục hỗ trợ chăm sóc, phát huy. Cùng với việc bàn giao, Ngành văn hóa đã cung cấp kèm theo thuyết minh tóm tắt các di tích với mục đích trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về di tích và địa phương, qua đó để trang bị các em về lịch sử, truyền thống của quê hương đất nước.

Bên cạnh đó, Ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã biên tập, giới thiệu các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương cho ngành Giáo dục lựa chọn, hướng dẫn giáo viên lồng ghép vào nội dung bài giảng các môn học hoặc các chương trình ngoại khóa. Nhiều trò chơi dân gian bước đầu được đưa vào cá trường học như “Chi chi chành chành”, “Nu na nu nống”, “Mèo đuổi chuột”, “Bịt mắt bắt dê”, “Nhảy dây”…

Phát huy tác dụng của hệ thống bảo tàng, thư viện ở địa phương
Các bảo tàng và ban quản lý di tích trong toàn quốc đã chủ động, tích cực phối hợp với Ngành giáo dục tổ chức cho các em đến tham quan học tập tại các bảo tàng và di tích ở địa phương. 100% đơn vị trong ngành đã thực hiện miễn giảm vé tham quan bảo tàng, di tích và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cho các đối tượng học sinh trong dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước. Qua đó giúp các em nâng cao hiểu biết, ý thức bảo vệ các di sản văn hóa của dân tộc, cùng cố tình yêu với quê hương, đất nước và áp dụng các kiến thức mới được cập nhật vào việc học tập trên lớp.

Các thư viện ở các địa phương đẩy mạnh việc xây dựng các tủ sách cơ sở, đưa sách báo đến phục vụ học sinh các trường học trên địa bàn, quan tâm tới việc mở rộng đối tượng bạn đọc, bổ sung tài liệu phù hợp với đối tượng, học sinh các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông, giúp cho việc cập nhập, bổ trợ kiến thức học tập trên lớp.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, qua 5 năm thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Ngành văn hóa, thể thao và du lịch cùng gặp nhiều khó khăn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cơ quan thuộc Ngành văn hóa, thể thao và du lich với các ngành hữu quan ở một số địa phương còn chưa thực sự thường xuyên; hệ thống bảo tàng, thư viện ở các địa phương dù đã có nhiều cố gắng nhưng do khó khăn về nhân lực và kinh phí hoạt động vẫn chưa phát huy được hiệu quả cao nhát; hoạt động chăm sóc di tích có hiệu quả thường chỉ diển ra tại các di tích lớn, tiêu biểu; việc kết hợp giáo dục về di sản văn hóa trong trường học còn chưa có sự chuẩn bị chu đáo, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa thực sự hấp dẫn đối với học sinh…

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được qua 5 năm triển khai thực hiện Phong trào thi đua, trong giai đoạn tiếp theo, Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội khuyến học Việt Nam để xây dựng kế hoạch chỉ đạo tập trung, huy động nhân lực và hệ thống cơ sở vật chất của ngành để đẩy mạnh toàn diện Phong trào thi đua, góp phần vào sự nghiệp trồng người, vì tương lai và sự phát triển của đất nước.

HCTC

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×