Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
25/12/2013 | 03:49(VP) – Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2542/QĐ-TTg ngày 20/12 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Mục tiêu quy hoạch nhằm xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành địa chỉ văn hóa và du lịch hấp dẫn của quốc gia gắn với các giá trị thi ca của Đại thi hào Nguyễn Du và các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Bên cạnh đó, phát triển khu vực quy hoạch cùng với hoạch định các tuyến du lịch liên kết di tích; tạo không gian tôn vinh các giá trị lịch sử-văn hoá và truyền thống của xã Tiên Điền, quê hương Đại thi hào Nguyễn Du. Nâng cao và phát huy vai trò cộng đồng trong việc bảo tồn di sản văn hóa. Hài hòa giữa công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích của Khu lưu niệm với việc phát triển đô thị mới mang tính chất của một đô thị sinh thái-văn hóa-du lịch.
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm: Khu vực di tích, những khu vực có ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, những ưu thế tiềm năng có lợi cho việc khôi phục, bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch thuộc xã Tiên Điền, một phần xã Xuân Giang và thị trấn Nghi Xuân, với diện tích nghiên cứu khoảng 340 ha.
Nhiệm vụ Quy hoạch yêu cầu cần nghiên cứu các tư liệu thư tịch và hồ sơ khảo cổ: Những tài liệu, hiện vật còn bảo lưu có giá trị lớn về mặt lịch sử, văn hóa, để làm cơ sở nghiên cứu nguồn gốc, quá trình hình thành phát triển, truyền thống văn hóa, y học, khoa bảng của dòng họ Nguyễn ở xã Tiên Điền; hiểu thêm về thân thế, sự nghiệp, những đóng góp lớn của Đại thi hào Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn ở xã Tiên Điền cho nền văn học Việt Nam.
Bên cạnh đó, dự báo tăng trưởng về kinh tế-xã hội, dân số, lao động, đặc biệt trong quá trình chuyển dịch, thay đổi thành phần lao động từ chủ yếu là nông nghiệp sang dịch vụ văn hóa và du lịch.
Đồng thời, đề xuất định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích, trong đó đề xuất định hướng tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du; xác định danh mục các đối tượng di tích bảo tồn, tu bổ, phục hồi và mức độ bảo tồn đối với từng hạng mục di tích; xác định nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; đề xuất danh mục các di tích dự kiến xếp hạng bổ sung.
Ngoài ra, đề xuất định hướng phát triển du lịch Khu lưu niệm Nguyễn Du gắn với du lịch tỉnh Hà Tĩnh và khu vực miền Trung; định hướng kết nối Khu lưu niệm Nguyễn Du trong hệ thống các tuyến du lịch nội tỉnh và liên tỉnh.
Về xây dựng phân khu chức năng, cần đề xuất cơ cấu phân khu chức năng xây dựng, gồm các khu vực bảo tồn di tích; khu dân cư đô thị-nông thôn; khu vực phát triển các chức năng công cộng, dịch vụ du lịch; vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên... phù hợp với các định hướng bảo tồn và phát huy giá trị Khu lưu niệm Nguyễn Du, phù hợp với các định hướng phát triển kinh tế-xã hội của huyện Nghi Xuân và tỉnh Hà Tĩnh.
HCTC
Bên cạnh đó, phát triển khu vực quy hoạch cùng với hoạch định các tuyến du lịch liên kết di tích; tạo không gian tôn vinh các giá trị lịch sử-văn hoá và truyền thống của xã Tiên Điền, quê hương Đại thi hào Nguyễn Du. Nâng cao và phát huy vai trò cộng đồng trong việc bảo tồn di sản văn hóa. Hài hòa giữa công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích của Khu lưu niệm với việc phát triển đô thị mới mang tính chất của một đô thị sinh thái-văn hóa-du lịch.
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm: Khu vực di tích, những khu vực có ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, những ưu thế tiềm năng có lợi cho việc khôi phục, bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch thuộc xã Tiên Điền, một phần xã Xuân Giang và thị trấn Nghi Xuân, với diện tích nghiên cứu khoảng 340 ha.
Nhiệm vụ Quy hoạch yêu cầu cần nghiên cứu các tư liệu thư tịch và hồ sơ khảo cổ: Những tài liệu, hiện vật còn bảo lưu có giá trị lớn về mặt lịch sử, văn hóa, để làm cơ sở nghiên cứu nguồn gốc, quá trình hình thành phát triển, truyền thống văn hóa, y học, khoa bảng của dòng họ Nguyễn ở xã Tiên Điền; hiểu thêm về thân thế, sự nghiệp, những đóng góp lớn của Đại thi hào Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn ở xã Tiên Điền cho nền văn học Việt Nam.
Bên cạnh đó, dự báo tăng trưởng về kinh tế-xã hội, dân số, lao động, đặc biệt trong quá trình chuyển dịch, thay đổi thành phần lao động từ chủ yếu là nông nghiệp sang dịch vụ văn hóa và du lịch.
Đồng thời, đề xuất định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích, trong đó đề xuất định hướng tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du; xác định danh mục các đối tượng di tích bảo tồn, tu bổ, phục hồi và mức độ bảo tồn đối với từng hạng mục di tích; xác định nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; đề xuất danh mục các di tích dự kiến xếp hạng bổ sung.
Ngoài ra, đề xuất định hướng phát triển du lịch Khu lưu niệm Nguyễn Du gắn với du lịch tỉnh Hà Tĩnh và khu vực miền Trung; định hướng kết nối Khu lưu niệm Nguyễn Du trong hệ thống các tuyến du lịch nội tỉnh và liên tỉnh.
Về xây dựng phân khu chức năng, cần đề xuất cơ cấu phân khu chức năng xây dựng, gồm các khu vực bảo tồn di tích; khu dân cư đô thị-nông thôn; khu vực phát triển các chức năng công cộng, dịch vụ du lịch; vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên... phù hợp với các định hướng bảo tồn và phát huy giá trị Khu lưu niệm Nguyễn Du, phù hợp với các định hướng phát triển kinh tế-xã hội của huyện Nghi Xuân và tỉnh Hà Tĩnh.
HCTC