Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế-xã hội vùng trung tâm ATK Định Hoá, Thái Nguyên
09/08/2013 | 14:24(VP)- Ngày 06/8, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1318/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế-xã hội vùng trung tâm ATK Định Hoá, Thái Nguyên, giai đoạn 2013-2020 với phạm vi Đề án bao gồm 24 xã, thị trấn trên phạm vi huyện Định Hóa.
Mục tiêu của Đề án đến 2020 là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc trong vùng, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% và 40% số xã vùng ATK đạt tiêu chí nông thôn mới.
Đồng thời quy hoạch, bố trí sắp xếp ổn định dân cư hợp lý; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng để từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Phấn đấu 80% các tuyến đường giao thông liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, 50% số đường liên thôn xóm, đường nội đồng được bê tông hóa.
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, phát triển mạng lưới y tế cơ sở, xây dựng cơ sở vật chất các trạm y tế xã theo hướng đạt chuẩn quốc gia với mục tiêu đến năm 2015 có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Nâng cấp, phục hồi, tôn tạo một số điểm du lịch quan trọng; huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, phấn đấu đến năm 2020 có trên 800.000 lượt khách đến tham quan.
Đến năm 2020, có trên 80% số trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ I và 10% số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhấn 30 % số lao động đã qua đào tạo, 100% số xã, nông thôn bản có nhà văn hóa, 98% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 98% số thôn bản đạt tiêu chuẩn thôn, bản văn hóa.
Giải pháp và nhiệm vụ của Đề án là phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phục vụ du lịch và xây dựng nông thôn mới, trong đó hoàn thiện quy hoạch các xã theo tiêu chí nông thôn mới, trên cơ sở đó xây dựng các đề án, chương trình phát triển kinh tế để huy động các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lợi thế của từng vùng theo quy hoạch được duyệt. Tập trung các nguồn vốn đến năm 2020 hoàn thành những công trình hạ tầng thiết yếu.
Nhựa hoá hoặc bê tông hóa trên 80% các tuyến đường huyện (tương ứng 48,7km); 50% các đường giao thông liên thôn xóm (tương ứng 100km) và 50 km tuyến đường nội đồng. Xây dựng 1 bến xe khách tại khu trung tâm thị trấn Chợ Chu và 3 điểm đón trả khách tại xã Phú Đình; xã Điềm Mặc; xã Lam Vỹ đạt tiêu chuẩn loại 4 trở lên, diện tích đất quy hoạch 5.000-10.000m2 .
Hình thành các cụm công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn gắn với việc phát triển thị trường ở nông thôn. Trước mắt tập trung xây dựng cụm công nghiệp xã Kim Sơn để thu hút đầu tư.
Đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất, kiên cố hóa trường lớp học đồng bộ theo tiêu chuẩn cho 22 phòng học mầm non, 34 phòng học tiểu học, 47 phòng học trung học cơ sở và 70 gian nhà công vụ cho giáo viên; xây dựng đạt chuẩn Quốc gia cho 10 trường mầm non, 6 trường tiểu học và 13 trường trung học cơ sở.
Tập trung đầu tư mở rộng sân lễ hội Đèo De-Phú Đình, xây dựng Trung tâm văn hóa và sân vận động của huyện, đầu tư hạ tầng khu du lịch liên hoàn Chùa Hang-Nhà tù Chợ Chu-Hồ Bảo Linh.
Giải pháp khác của Đề án là bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử và phát triển du lịch. Cụ thể, huy động các nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp, phục hồi, tôn tạo các điểm di tích lịch sử. Tăng mức hưởng thụ văn hóa, thể thao cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Xây dựng lộ trình liên kết các di tích lịch sử cách mạng đã được xếp hạng quốc gia và các di tích lịch sử đã được các bộ, ngành Trung ương đầu tư xây dựng để thoả mãn nhu cầu của du khách khi đến với vùng ATK.
Bên cạnh đó, lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư bảo vệ tôn tạo di tích, giữ môi trường, cảnh quan trong các khu điểm du lịch. Xây dựng mạng lưới dịch vụ du lịch góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân trong vùng căn cứ cách mạng.
Tập trung đầu tư tôn tạo 18 di tích lịch sử quan trọng bằng nguồn vốn ATK; huy động xã hội hóa từ các bộ, ngành và các doanh nghiệp tôn tạo 28 di tích khác. Xây dựng hạ tầng các khu du lịch lịch sử ATK Phú Đình và phát triển, hình thành thêm các khu du lịch lịch sử tại các xã Điềm Mặc, Định Biên. Đồng thời tôn tạo, phục dựng các điểm di tích lịch sử để dần hình thành khu du lịch lịch sử-văn hóa-sinh thái trọng điểm quốc gia.
HCTC
Đồng thời quy hoạch, bố trí sắp xếp ổn định dân cư hợp lý; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng để từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Phấn đấu 80% các tuyến đường giao thông liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, 50% số đường liên thôn xóm, đường nội đồng được bê tông hóa.
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, phát triển mạng lưới y tế cơ sở, xây dựng cơ sở vật chất các trạm y tế xã theo hướng đạt chuẩn quốc gia với mục tiêu đến năm 2015 có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Nâng cấp, phục hồi, tôn tạo một số điểm du lịch quan trọng; huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, phấn đấu đến năm 2020 có trên 800.000 lượt khách đến tham quan.
Đến năm 2020, có trên 80% số trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ I và 10% số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhấn 30 % số lao động đã qua đào tạo, 100% số xã, nông thôn bản có nhà văn hóa, 98% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 98% số thôn bản đạt tiêu chuẩn thôn, bản văn hóa.
Giải pháp và nhiệm vụ của Đề án là phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phục vụ du lịch và xây dựng nông thôn mới, trong đó hoàn thiện quy hoạch các xã theo tiêu chí nông thôn mới, trên cơ sở đó xây dựng các đề án, chương trình phát triển kinh tế để huy động các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lợi thế của từng vùng theo quy hoạch được duyệt. Tập trung các nguồn vốn đến năm 2020 hoàn thành những công trình hạ tầng thiết yếu.
Nhựa hoá hoặc bê tông hóa trên 80% các tuyến đường huyện (tương ứng 48,7km); 50% các đường giao thông liên thôn xóm (tương ứng 100km) và 50 km tuyến đường nội đồng. Xây dựng 1 bến xe khách tại khu trung tâm thị trấn Chợ Chu và 3 điểm đón trả khách tại xã Phú Đình; xã Điềm Mặc; xã Lam Vỹ đạt tiêu chuẩn loại 4 trở lên, diện tích đất quy hoạch 5.000-10.000m2 .
Hình thành các cụm công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn gắn với việc phát triển thị trường ở nông thôn. Trước mắt tập trung xây dựng cụm công nghiệp xã Kim Sơn để thu hút đầu tư.
Đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất, kiên cố hóa trường lớp học đồng bộ theo tiêu chuẩn cho 22 phòng học mầm non, 34 phòng học tiểu học, 47 phòng học trung học cơ sở và 70 gian nhà công vụ cho giáo viên; xây dựng đạt chuẩn Quốc gia cho 10 trường mầm non, 6 trường tiểu học và 13 trường trung học cơ sở.
Tập trung đầu tư mở rộng sân lễ hội Đèo De-Phú Đình, xây dựng Trung tâm văn hóa và sân vận động của huyện, đầu tư hạ tầng khu du lịch liên hoàn Chùa Hang-Nhà tù Chợ Chu-Hồ Bảo Linh.
Giải pháp khác của Đề án là bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử và phát triển du lịch. Cụ thể, huy động các nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp, phục hồi, tôn tạo các điểm di tích lịch sử. Tăng mức hưởng thụ văn hóa, thể thao cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Xây dựng lộ trình liên kết các di tích lịch sử cách mạng đã được xếp hạng quốc gia và các di tích lịch sử đã được các bộ, ngành Trung ương đầu tư xây dựng để thoả mãn nhu cầu của du khách khi đến với vùng ATK.
Bên cạnh đó, lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư bảo vệ tôn tạo di tích, giữ môi trường, cảnh quan trong các khu điểm du lịch. Xây dựng mạng lưới dịch vụ du lịch góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân trong vùng căn cứ cách mạng.
Tập trung đầu tư tôn tạo 18 di tích lịch sử quan trọng bằng nguồn vốn ATK; huy động xã hội hóa từ các bộ, ngành và các doanh nghiệp tôn tạo 28 di tích khác. Xây dựng hạ tầng các khu du lịch lịch sử ATK Phú Đình và phát triển, hình thành thêm các khu du lịch lịch sử tại các xã Điềm Mặc, Định Biên. Đồng thời tôn tạo, phục dựng các điểm di tích lịch sử để dần hình thành khu du lịch lịch sử-văn hóa-sinh thái trọng điểm quốc gia.
HCTC