Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường VHNT giai đoạn 2011-2020”

31/07/2011 | 18:00

(VP)- Đổi mới toàn diện hệ thống các trường đào tạo văn hóa nghệ thuật (VHNT), tạo sự đột phá và chuyển biến cơ bản về chất lượng và quy mô đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực VHNT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Đây là mục tiêu Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường VHNT giai đoạn 2011-2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vừa qua.

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì có trách nhiệm cụ thể hóa các nội dung Đề án để chỉ đạo triển khai thực hiện năm 2011, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị-xã hội, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về đào tạo VHNT, tổ chức thực hiện Đề án.

Cũng theo mục tiêu Đề án, từ nay đến năm 2020 sẽ hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường VHNT đảm bảo sự hợp lý về quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo, phân bổ vùng miền, địa phương, tính đặc thù của chuyên ngành đào tạo, phù hợp với chủ trương xã hội hóa giáo dục và định hướng chiến lược của việc phát triển hệ thống giáo dục Việt Nam.

Đồng thời hình thành mạng lưới 07 cơ sở đào tạo trọng điểm chất lượng cao, bảo đảm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp văn hóa trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Lựa chọn và đầu tư toàn diện để đến năm 2020 có 06 cơ sở đào tạo ngang tầm các trường tiên tiến trong khu vực.

Bên cạnh đó, Đề án sẽ tập trung vào các nội dung như: đổi mới cơ cấu đào tạo và phát triển, hoàn thiện mạng lưới cơ sở đào tạo VHNT trên toàn quốc; Phát triển chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn và từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế; mở rộng phương thức đào tạo để tranh thủ mọi nguồn lực và huy động toàn xã hội tập trung cho công tác đào tạo VHNT; đổi mới công tác quy hoạch, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý; chủ động mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo để thu hút nguồn lực tài chính và chuyển giao công nghệ; đổi mới quản lý các cơ sở đào tạo VHNT; nghiên cứu, sửa đổi chính sách đầu tư, tài chính để từng bước chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng đào VHNT.

 

HCTC

 

 

 

 

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×