Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Ninh Bình: Hỗ trợ cho doanh nghiệp du lịch thích ứng linh hoạt trong tình hình mới

26/02/2022 | 10:00

Nhằm sớm ổn định, từng bước phục hồi và phát triển du lịch trong tình hình mới; trên cơ sở đánh giá tình hình diễn biến dịch bệnh, khả năng kiểm soát dịch COVID-19 trên thế giới, trong nước và trong tỉnh, ngành du lịch Ninh Bình đang triển khai tích cực, hiệu quả các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp du lịch hoạt động trở lại.

Ninh Bình: Hỗ trợ cho doanh nghiệp du lịch thích ứng linh hoạt trong tình hình mới - Ảnh 1.

Đại dịch COVID-19 bùng phát từ năm 2020 đến nay đã tác động nặng nề tới hoạt động du lịch toàn cầu, làm cho ngành du lịch rơi vào giai đoạn khủng hoảng chưa từng có. Theo số liệu thống kê của ngành du lịch: Đối với Ninh Bình, đại dịch COVID-19 đã kéo lùi sự phát triển của ngành du lịch hàng chục năm (14 năm).

Năm 2021, toàn tỉnh chỉ đón được hơn 1,3 triệu lượt, (thấp hơn 200 nghìn lượt so với năm 2007, là 1,5 triệu lượt), doanh thu đạt 935 tỷ đồng (thấp hơn 100 tỷ so với năm 2007 là 1.090 tỷ đồng). So với năm 2019, khách nội địa giảm 82,6%, ngành du lịch thiệt hại khoảng trên 3.000 tỷ đồng.

Hoạt động du lịch gần như bị đóng băng. Các khu, điểm du lịch phải đóng cửa gần 7 tháng, thời gian còn lại thì hoạt động cầm chừng; Theo thống kê, có 250/690 cơ sở lưu trú đóng cửa hoặc phải thu hẹp quy mô. Số lao động bị ngừng, nghỉ việc khoảng 8.600 lao động/tổng số 14.500 lao động trực tiếp toàn ngành chiếm 59,3%. Do vậy, nhiều lao động bắt buộc phải chuyển dịch sang lĩnh vực khác ở các khu công nghiệp.

Thực hiện Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ việc một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, ngành du lịch đã tích cực phối hợp với các sở ngành có liên quan thực hiện hỗ trợ cho doanh nghiệp và động du lịch trên địa bàn tỉnh đảm bảo kịp thời, đúng chế độ.

Đồng thời, giảm giá bán điện 7 tháng cho các cơ sở lưu trú du lịch bằng mức áp dụng cho ngành sản xuất; Giảm 50% phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh lữ hành; Giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đến hết năm 2023; thực hiện chi trả hỗ trợ 3.710.000 đồng cho 103 hướng dẫn viên bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 với tổng số tiền trên 382 triệu đồng.

Trong tình hình mới, mặc dù dịch COVID-19 vẫn có những diễn biến phức tạp, nhưng tỉnh Ninh Bình kiểm soát tốt dịch bệnh và có tỷ lệ người dân tiêm phòng đạt cao so với cả nước đồng thời trên cơ sở đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp du lịch và nhu cầu của người dân UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch phục hồi du lịch và cho phép các khu, điểm du lịch chính thức mở cửa đón khách du lịch ngoại tỉnh từ ngày 1/2/2022, qua đó đã kịp thời động viên các doanh nghiệp từng bước thích ứng linh hoạt, hoàn thiện quy trình đón khách du lịch trong nước và quốc tế đảm bảo an toàn hiệu quả.

Ông Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch cho biết: Để triển khai kế hoạch phục hồi du lịch, ngành du lịch sẽ tập trung đẩy nhanh việc tham mưu cấp có thẩm quyền xây dựng và triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ về tài chính, việc làm và đào tạo nhân lực cho doanh  nghiệp, cộng đồng tham gia làm du lịch theo các quy định của Trung ương, của tỉnh.

Đồng thời, tiếp tục tham mưu xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển du lịch. Tiếp tục tham mưu triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2045 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 1339/QĐ-UBND ngày 30/11/2021. Tham mưu xây dựng và ban hành Nghị quyết về chính sách phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh.

Một trong những giải pháp hiệu quả được ngành Du lịch đang tích cực triển khai đó là xây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng và người dân tham gia kinh doanh du lịch, đổi mới mô hình kinh doanh, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới đảm bảo an toàn, linh hoạt trong bối cảnh dịch bệnh, phù hợp với nhu cầu và xu hướng thị trường trong và sau đại dịch. Khuyến khích doanh nghiệp nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác xây dựng chuỗi sản phẩm, dịch vụ có tính bổ trợ cho nhau, bổ sung giá trị gia tăng cho các sản phẩm du lịch.

Ngoài ra, các giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch cũng được tỉnh triển khai mạnh mẽ tới các thị trường trọng điểm trong nước, triển khai chiến dịch truyền thông kích cầu du lịch nội địa về các điểm đến du lịch và quy trình du lịch an toàn. Nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và quốc tế về áp dụng mô hình bong bóng du lịch, thí điểm đón khách quốc tế; đề xuất thiết lập cơ chế hợp tác với các tỉnh kiểm soát tốt dịch bệnh để tạo hành lang du lịch an toàn, góp phần dần hồi phục và phát triển thị trường khách du lịch.

Đi đôi với việc hỗ trợ doanh nghiệp về công tác quản lý, chuyển đổi mô hình kinh doanh phù hợp, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá thì ngành du lịch còn phối hợp với các cấp, ngành trong tỉnh tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn và trung hạn, đào tạo lại cho lực lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và người dân làm du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp về nguồn lao động qua đào tạo.

Theo Báo Ninh Bình

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×