Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Những quy định về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia và việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác sử dụng

30/09/2024 | 10:11

Với mục đích đẩy mạnh việc tạo lập dữ liệu thông qua triển khai xây dựng, phát triển, kết nối, chia sẻ, khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, ngày 09/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2024/NĐ-CP quy định về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia.

Cơ sở dữ liệu quốc gia là Cơ sở dữ liệu của một hoặc một số lĩnh vực kinh tế - xã hội được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy nhập và sử dụng thông tin của các ngành kinh tế và phục vụ lợi ích công cộng.

Về nguyên tắc chung, Cơ sở dữ liệu quốc gia được xây dựng, khai thác và sử dụng thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia được quản lý, xây dựng, duy trì tập trung. Việc xây dựng, thu thập, cập nhật, quản lý, duy trì, khai thác, kết nối, chia sẻ, sử dụng các cơ sở dữ liệu quốc gia phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và quân sự, quốc phòng.

Chính phủ là chủ sở hữu dữ liệu và thống nhất quản lý dữ liệu. Chính phủ phân công Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia thực hiện quản lý, khai thác và sử dụng theo chức năng, nhiệm vụ. Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước về việc tổ chức, quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia. Dữ liệu phát sinh từ hoạt động quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc cơ quan cấp nào, thì cơ quan cấp đó chịu trách nhiệm cập nhật dữ liệu chính xác, kịp thời vào cơ sở dữ liệu quốc gia.

Việc tuân thủ quy định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ sở dữ liệu quốc gia được thực hiện thường xuyên, liên tục từ khâu thiết kế, xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng; bảo đảm thống nhất kết nối giữa cơ sở dữ liệu quốc gia với các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin khác thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; tuân thủ các quy định pháp luật chuyên ngành liên quan.

Quy định về cơ sở dữ liệu dùng chung

Hiện nay, việc phát triển các cơ sở dữ liệu, kết nối các cơ sở dữ liệu đang diễn ra mạnh mẽ. Để thực hiện Luật Giao dịch điện tử năm 2023, Bộ TTTT đang được giao chủ trì xây dựng Nghị định quy định về cơ sở dữ liệu dùng chung để thể chế hóa kịp thời các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển và khai thác có hiệu quả dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, phát triển Chính phủ số trong giai đoạn tới.

Dự thảo Nghị định kế thừa các quy định đã ban hành trong Nghị định số 47/2020/NĐ-CP và đặc biệt là kế thừa toàn bộ nội dung Nghị định số 47/2024/NĐ-CP vừa mới được ban hành ngày 09/5/2024; Bổ sung một số nội dung mới liên quan đến chia sẻ dữ liệu để phù hợp với tình hình triển khai trong thời gian vừa qua. Thông qua đó, dự thảo Nghị định quy định chi tiết 3 nội dung được Luật Giao dịch điện tử năm 2023 giao Chính phủ quy định chi tiết:

Đối với nội dung về xây dựng, cập nhật, duy trì và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia: Nghị định truyền tải nguyên vẹn nội dung và thay thế Nghị định số 47/2024/NĐ-CP vừa mới được Chính phủ ban hành ngày 09/5/2024 do có sự thay đổi về căn cứ pháp lý khi Luật Giao dịch điện tử bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Đối với nội dung về kết nối, chia sẻ dữ liệu: Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020, Chính phủ đã quy định đầy đủ về kết nối, chia sẻ dữ liệu. Vì vậy, Nghị định này bổ sung thêm nội dung quy định về giao dịch điện tử thông qua kết nối, chia sẻ dữ liệu để thực hiện liên thông nghiệp vụ giữa các cơ quan; Làm rõ thêm hệ thống trung gian trong kết nối, chia sẻ dữ liệu và khái niệm Khung kiến trúc tổng thể quốc gia số được đề cập trong Luật Giao dịch điện tử năm 2023.

Đối với nội dung về dữ liệu mở: Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020, Chính phủ đã quy định cơ bản đầy đủ về dữ liệu mở. Vì vậy, Nghị định này sẽ tham chiếu đến quy định hiện có; bổ sung thêm quy định về điều kiện bảo đảm thực hiện quy định về dữ liệu mở được Luật Giao dịch điện tử năm 2023 giao quy định chi tiết.

Quy định về tiêu chuẩn kết nối, chia sẻ dữ liệu

Tiêu chuẩn về dữ liệu gồm có tiêu chuẩn cơ bản về dữ liệu trong công nghệ thông tin và tiêu chuẩn cấu trúc dữ liệu chỉ ra nội dung, thông tin của dữ liệu. Hiện nay những dữ liệu đã có tiêu chuẩn về cấu trúc dữ liệu không nhiều bao gồm: dữ liệu dân cư, đất đai, bảo hiểm, cán bộ công chức. Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ chủ trì, xây dựng các tiêu chuẩn chung về dữ liệu, về công nghệ thông tin để hướng dẫn các bộ, ngành địa phương xây dựng tiêu chuẩn dữ liệu. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn dữ liệu về cấu trúc dữ liệu trong phạm vi ngành, lĩnh vực và cơ sở dữ liệu mình quản lý.

Để thúc đẩy xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn về dữ liệu, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã có văn bản hướng dẫn số 1016/BTTTT-CĐSQG gửi các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn xây dựng, áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật kết nối, chia sẻ dữ liệu.

Tuy nhiên, tiêu chuẩn về cấu trúc dữ liệu thuộc các lĩnh vực chuyên ngành do các bộ ngành, địa phương chịu trách nhiệm ban hành vẫn còn hạn chế, chưa đầy đủ, chỉ một số loại dữ liệu cơ bản được xây dựng, hình thức ban hành tiêu chuẩn cấu trúc dữ liệu cũng chưa được đồng bộ. Do đó, mỗi bộ, ngành cần xây dựng tiêu chuẩn dữ liệu thuộc phạm vi ngành để phân định rõ dữ liệu nào trung ương xây dựng, dữ liệu nào địa phương xây dựng theo các tiêu chuẩn thống nhất. Trên cơ sở các tiêu chuẩn dữ liệu chuyên ngành, chủ quản cơ sở dữ liệu sẽ xây dựng các quy định kỹ thuật để chia sẻ dữ liệu ra bên ngoài./.

Tuấn Minh

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×